Trước đó, hàng loạt bình đun nước siêu tốc hiệu Fasett xuất xứ Trung Quốc cũng bị thu hồi do chứa chất độc hại. Nhu cầu sử dụng bình đun nước siêu tốc hiện rất phổ biến, nhưng chất lượng, độ an toàn của chúng thì rất “khó đoán”.
|
Bình đun nước Trung Quốc giá rẻ được bày bán trong siêu thị. |
KitchenAid thu hồi sản phẩm
Nhà sản xuất bình đun nước siêu tốc (BĐNST) KitchenAid vừa tiến hành thu hồi hơn 23.000 BĐNST KitchenAid ở Anh do tay cầm lỏng lẻo, tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng cho người sử dụng. Hiện có hơn 310.000 BĐNST KitchenAid bị lỗi này với các sản phẩm có mã 5KEK1722, được sản xuất từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2017.
Cảnh báo trên được Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) chính thức phát đi từ khoảng 10 ngày trước. KitchenAid là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu trong lĩnh vực đồ dùng nhà bếp, thuộc sở hữu của tập đoàn Whirlpool Corporation.
Tại việt Nam, sản phẩm này được rao bán nhiều trên Facebook, Zalo và các trang mạng Moriitalia.com, Enligo.com, Lazada.vn, Dialinh.com... với giá 9.790.000 đồng nhưng giảm còn 8.320.000 đồng, 7.342.000 đồng tùy nơi.
Chiều 2/3, trên các trang mạng, sản phẩm này vẫn được rao bán bình thường và cũng chưa có thông báo thu hồi. Đại diện Moriitalia cho biết, đã nắm thông tin cảnh báo trên và đang tiến hành thu hồi sản phẩm bị lỗi trên toàn hệ thống phân phối, gồm ba cửa hàng tại TP.HCM, ba cửa hàng tại TP. Hà Nội và các trang Lazada, Tiki,...
Cụ thể, khách hàng đã mua BĐNST KitchenAid có mã 5KEK1722 do công ty phân phối có thể mang hóa đơn, phiếu bảo hành sản phẩm đến nơi đã mua để giao lại sản phẩm lỗi và nhận lại tiền.
“Tôi chưa nghe có đợt lấy mẫu, kiểm tra nào”
Trước đây, thị trường BĐNST rộ lên nhiều sản phẩm Trung Quốc giá rẻ, giá từ 70.000-200.000 đồng/chiếc. Một, hai năm gần đây, thị trường có sự gia nhập của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như KW (Anh), P.L (Đức), EL.K (CH Séc), K.A (Đức).
Vấn đề mà người tiêu dùng đang quan tâm là BĐNST có đảm bảo an toàn cho sức khỏe không.
Bác sĩ Trần Văn Ký - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam - cho biết, hiện chưa có tiêu chuẩn Việt Nam đối với BĐNST, chỉ có tiêu chuẩn đối với những vật liệu chế tạo BĐNST như nhựa, inox.
|
Nếu như BĐNST Trung Quốc rẻ tiền, thân bình có mẫu mã đơn điệu thì những sản phẩm của các thương hiệu này có thiết kế đẹp, chắc chắn, phủ lớp sơn tĩnh điện bóng đủ màu; công suất cũng cao hơn, đến 2.400W, cho phép đun sôi nước cực kỳ nhanh. Nhiều loại còn có thêm các chế độ cài đặt nhiệt độ từ 50-1000C và chế độ giữ nguyên nhiệt độ mong muốn trong 30 phút.
Nhiều người không có thời gian cân nhắc, kiểm tra các tiêu chí an toàn đối với BĐNST định mua mà chỉ tin rằng “giá càng cao thì càng an toàn”. Thời gian đầu, giới nội trợ hạng sang thường săn lùng, đặt mua các BĐNST này từ các trang mạng xã hội, hàng xách tay, ship từ nước ngoài.
Một năm trở lại đây, nhiều cửa hàng lớn cũng bày bán các BĐNST cao cấp này, với giá giá rẻ khoảng 1-2 triệu đồng/bình, trung bình là 3-4 triệu đồng/bình và cao cấp là 9-10 triệu đồng/bình.
Đối với BĐNST, quan trọng nhất là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nước phải đảm bảo an toàn chất lượng theo quy định về an toàn thực phẩm.
Do đó, bề mặt tiếp xúc với nước của BĐNST phải được kiểm tra, đánh giá mức độ thôi nhiễm vào nước (đặc biệt khi đun ở nhiệt độ cao, mức độ thôi nhiễm sẽ càng cao) xem có an toàn cho sức khỏe của người dùng hay không.
|
Hiện nay, với các sản phẩm cao cấp, người tiêu dùng có thể tạm an tâm về tình trạng chập điện, nhưng còn độ an toàn đối với sức khỏe thì vẫn… hên xui.
Phần lớn sản phẩm chỉ có thông tin nhãn hiệu, kích thước, dung tích, công suất, giá cả; không có thông tin thành phần, chất liệu sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn hoặc chỉ ghi chung chung “ruột bằng nhựa”, “ruột bằng inox không gỉ”, không có thông tin BPA free (hay free BPA), tức là không chứa chất bisphenol A, là chất có thể hòa tan vào thức ăn, đồ uống, gây nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe người sử dụng.
Vấn đề mà người tiêu dùng đang quan tâm là BĐNST có đảm bảo an toàn cho sức khỏe không. Bác sĩ Trần Văn Ký - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam - cho biết, hiện chưa có tiêu chuẩn Việt Nam đối với BĐNST, chỉ có tiêu chuẩn đối với những vật liệu chế tạo BĐNST như nhựa, inox.
Đối với BĐNST, quan trọng nhất là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nước phải đảm bảo an toàn chất lượng theo quy định về an toàn thực phẩm. Do đó, bề mặt tiếp xúc với nước của BĐNST phải được kiểm tra, đánh giá mức độ thôi nhiễm vào nước (đặc biệt khi đun ở nhiệt độ cao, mức độ thôi nhiễm sẽ càng cao) xem có an toàn cho sức khỏe của người dùng hay không.
“Thông thường, chất có nguy cơ thôi nhiễm cao vào nước là kim loại nặng như đồng, chì, kẽm, sắt; nếu vượt ngưỡng cho phép, sẽ không an toàn. Uống nước nhiễm kim loại nặng, về lâu dài sẽ dẫn đến nguy cơ bị các bệnh mãn tính, ung thư. Kiểm tra mức độ thôi nhiễm, mức độ an toàn của sản phẩm thuộc trách nhiệm của nhà sản xuất và cơ quan quản lý nhà nước, chứ người tiêu dùng không thể biết được. Nhưng đáng tiếc là đến nay, tôi vẫn chưa nghe có đợt lấy mẫu, kiểm tra nào đối với BĐNST” - bác sĩ Ký nói.
Theo danh mục sản phẩm bị thu hồi RAPEX của Liên minh châu Âu (EU), cơ quan chức năng bảo vệ người tiêu dùng tại Đức đã từng thu hồi BĐNST Electric Kettle Cordless thuộc nhãn hiệu Fasett, xuất xứ Trung Quốc, do phát hiện có sử dụng chất cấm clo parafin chuỗi ngắn (SCCPs) gây hại đến sức khỏe của người dùng. SCCPs được dùng như chất chống cháy hoặc chất dẻo hóa trong vật liệu dệt, nhựa và cao su nhưng đã bị cấm sử dụng.
Nguyễn Cẩm