Ai dạy trẻ 'dìm hàng' bạn?

21/08/2018 - 06:00

PNO - Nhiều cha mẹ nôn nóng và có thói quen áp đặt kỳ vọng của mình lên con nên hay so sánh con với người khác khiến trẻ ức chế, tự ti, sẵn sàng “dìm hàng” ai đó để tìm lại cảm giác tự tin giả tạo…

Rước con ở cổng trường, nhìn gương mặt bé hí ha hí hửng, chị Tuyết Nga đoán bé được điểm cao. Nhưng suy đoán của chị chỉ trúng năm mươi phần trăm. Vừa thót lên xe, với giọng đắc chí, bé cao hứng kể chuyện bạn tổ trưởng hôm nay không làm bài tập ở nhà, không thuộc bài, bị thầy phạt.

Tại sao trẻ lấy thất bại của bạn làm niềm vui? 

Ai day tre 'dim hang' ban?
Hình minh họa

Chị Nga thất vọng khi con có thể hứng thú, hả hê với sự cố của bạn. Vì sao con có tính xấu, lấy khuyết điểm, thất bại của người khác để làm niềm vui? 

Chị Nga định “dập” con một trận cho chừa. Nhưng lúc tối, chia sẻ với chồng, nghe anh nói rằng chính bà ngoại và chị thường xuyên đem cậu bé tổ trưởng, nhà ở đầu hẻm ấy để so sánh với con mình nên con đã sẵn ác cảm với bạn.

Phép so sánh của bà và mẹ khá toàn diện, từ mặt mũi, tính tình, kỹ năng đến thành tích học tập… mà toàn dành phần thua về con mình. Chị Nga muốn con có một hình mẫu gần nhất để hướng tới và hoàn thiện bản thân nhưng không ngờ lại gieo mầm ganh ghét ở con.

Do ấm ức, con có xu hướng soi mói và không ngại “thủ đoạn”, thừa cơ hội để “hạ gục” đối thủ, hy vọng người lớn thay đổi cách nhìn toàn diện và công tâm hơn.

Trong đại gia đình, bé Cam kén ăn nhất nên luôn bị người lớn chê bai và so bì với bé Su, con của người dì. Cam rất bực mình, thấy ghét, thường nói khích, gọi Su là bé mập.

Có lần, lợi dụng người lớn lơ đễnh, Cam rắc nhiều tiêu vào tô cơm của Su, quá cay, bé không ăn được. Cam được dịp rêu rao Su bỏ mứa, không ngoan bằng mình. Su có năng khiếu vẽ tranh, Cam mon men lại chấm phá thế nào mà các nhân vật đều mọc nốt ruồi và chân ngắn chân dài, có người còn bị thêm cái đuôi.

Su mếu máo khóc khi nhìn thấy tác phẩm cưng của mình bị ai đó phá, Cam lắc đầu, trề môi: “Thôi, Su đừng vẽ nữa, chả đẹp gì cả!”. 

Dìm bạn - chìm mình

Nhiều cha mẹ nôn nóng và có thói quen áp đặt kỳ vọng của mình lên con nên so sánh như là cách nhanh nhất để con đạt được như ý mình muốn. Khi bị so sánh, trẻ thường rơi vào hai cảm xúc: tự ti và kiêu căng. Con sẽ ganh tỵ với thành công của người khác, chỉ trích chính mình, rước đau khổ. Và để gỡ gạc, để cảm thấy tốt hơn, con sẵn sàng “dìm hàng” ai đó để tìm lại cảm giác tự tin giả tạo.

Là cha mẹ, bạn có thể phần nào chọn được gương mặt của con bằng cách tương tác hằng ngày, gieo mầm tự tin. Mỗi trẻ đều độc đáo, độc nhất và có giá trị nên mọi phép so sánh đều vô ích, vô lý.


Lẽ khác, thành công không phải luôn là điều bạn nhìn thấy, giống như phần củ cà rốt giấu mình dưới mặt đất, khó có thể dựa vào độ sum suê của cây lá trên mặt mà suy đoán được. Và, thành công theo kiểu bất chấp thì sao?

Từ bé, dù học khá và có năng khiếu ca hát nhưng chị Thanh Quỳnh luôn mặc cảm “lép vế”. Chị lớn lên cùng với những câu nói không hài lòng của mẹ: “sao mày là chị hai mà lại thua bé út?”, “nhỏ Hương con chú Ba đậu cao quá còn mày tệ vậy?”…

Giờ đã 40 tuổi, chị vẫn nhớ như in những lần chị trốn ra bờ kè khóc một mình. Khóc rồi lại tự mình lập kế để phá “địch”, dùng những trò như xì bánh xe đạp, giấu bút của bạn, cắt váy của bạn chung đội văn nghệ để bạn không tham gia tiết mục được…

Chị thường thấy mình xấu, dở, thất bại khi có ai đó đẹp, thắng cuộc, thành công. Cả chị cũng không chấp nhận chính mình, chị luôn chìm trong mặc cảm, bất an.

Như có một sợi dây vô hình, chị ghét cay ghét đắng thói hay so sánh của người lớn nhưng rồi chị lại áp dụng y bài lên con mình, vẫn những than phiền, chê bai, so bì.

Một ngày, vô tình phát hiện con lập tài khoản Facebook giấu mặt chuyên để nói xấu, hạ thấp các bạn trong lớp, đồng thời tâng bốc bản thân, chị giật mình nhận ra để con thay đổi thì mình phải thay đổi trước.

Chị bắt đầu thôi so sánh, đặt áp lực lên con, là cách triệt để chặt đi gốc rễ của ganh tỵ, cạnh tranh không lành mạnh. Chị dắt con tham gia nhiều lớp học kỹ năng, tạo điều kiện cho con rèn luyện năng khiếu, qua đó con thấy thành quả cùng vị thế của bản thân sẽ tự khắc nâng lên nếu con đầu tư công sức, kiên trì tập luyện và đam mê đến cùng.

Cho con trải nghiệm các cuộc thi tập thể để biết rằng, nếu ta giỏi - đồng đội giỏi và đoàn kết một lòng thì đội ta càng có cơ hội chinh phục đỉnh cao. 

Ba gương mặt trẻ thơ

Ai day tre 'dim hang' ban?
Hình minh họa

Trong khóa học Kỹ năng làm cha mẹ chủ đề “Tại sao trẻ lại tự ti, cao ngạo, ganh tỵ?” do Trung tâm Inner Space TP.HCM tổ chức, tiến sĩ Dương Thị Vân phác họa ba gương mặt trẻ thơ. 

Gương mặt bên trái: con tự cao: “con giỏi hơn”, “bạn ấy ngốc lắm!”. Thể hiện một sự tự tin giả tạo, không an toàn, căng thẳng, dễ bị tổn thương, dễ làm tổn thương người khác, không muốn hợp tác, nhạy cảm, không tôn trọng. 

Gương mặt bên phải: con tự ti: “con không làm được”, “con sợ”. Khi tự tôn kém, con rất dễ bị tổn thương, nhạy cảm, cảm thấy không an toàn, không thấy xứng đáng, luôn sợ hãi, lúng túng, lo lắng phiền muộn. 

Gương mặt ở giữa: con tự tin. Con độc đáo, con có giá trị và người khác cũng có giá trị. Con có lòng tự trọng, tự do, cảm thấy an toàn và vững tâm, có thể chia sẻ, hợp tác. 

Tô Diệu Hiền

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • “Người thứ ba”

    “Người thứ ba”

    20-12-2024 10:00

    Thế nhưng, cũng chính vì quá thân, cộng với suy nghĩ “thân thì không cần giữ kẽ”, chị thường xuyên làm chúng tôi khó xử.

  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.