Ai đã đặt dấu chấm hết cho Toy ‘R’ Us - đế chế đồ chơi của nước Mỹ?

15/03/2018 - 15:30

PNO - Hãng đồ chơi Toy ‘R’ Us nổi tiếng với 70 năm hoạt động mới đây đã tuyên bố đóng cửa hoặc bán hết gần 800 cửa hàng của họ tại Hoa Kỳ. Việc này dẫn đến khoảng 33.000 người có khả năng mất việc làm.

Với tốc độ phát triển vũ bão của thương mại điện tử, ngành kinh doanh truyền thống cực kỳ lao đao, khốn đốn. Mới đây, hãng đồ chơi Toy ‘R’ Us gắn bó với bao thế hệ trẻ em Mỹ đã tuyên bố đóng cửa hoặc bán hết gần 800 cửa hàng của họ tại Hoa Kỳ. 

Thông báo của Toy ‘R’ Us khép lại hình ảnh chú hươu cao cổ Geoffey vẫy chào hàng triệu trẻ em Mỹ đến với cửa hàng của họ. Với những người Mỹ trưởng thành sinh ra trong những năm 1980-1990, họ có thể tự nhận mình là những “đứa trẻ của Toy ‘R’ Us”.

Ai da dat dau cham het cho Toy ‘R’ Us - de che do choi cua nuoc My?
 

Những người đặt dấu chấm hết cho đế chế đồ chơi nổi tiếng này không ai xa lạ chính là những nhà bán lẻ khổng lồ Walmart, Target,... Sau đó, cùng sự nổi lên của Amazon càng đẩy nhanh sự sụp đổ của đế chế này.

Vào tháng 9 năm ngoái, Toys ‘R’ Us đã đệ đơn xin phá sản, hy vọng bỏ nợ và tái đầu tư vào các cửa hàng của mình. Nhưng sự cố gắng quay trở lại đã không hiệu quả. Hãng này đã không có lợi nhuận cả năm kể từ năm 2012 và đã mất 2,5 tỉ đô la kể từ đó. Trong 9 tháng đầu năm ngoái, họ báo cáo lỗ 953 triệu đô la. Vào thời điểm phá sản, Toy ‘R’ Us cho biết họ hiện nợ 5 tỷ đô la và chi tiêu khoảng 400 triệu đô la một năm cho việc trả nợ.

Trước sự sụp đổ những tưởng không bao giờ có thể xảy ra của đế chế đồ chơi khổng lồ ở Mỹ, bài học gì cho những doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh truyền thống trước sự tấn công mạnh mẽ của thương mại điện tử?

Cán cân dường như quá chênh lệch, khi kinh doanh truyền thống cần nhiều chi phí cho mặt bằng, nhân viên, và rất nhiều chi phí quảng bá mới có thể khiến người tiêu dùng đến với cửa hàng của mình; thương mại điện tử chỉ cần một cú nhấp chuột và liên tục có vô số những khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn.

Trong thời đại IOT (internet of things) - mạng lưới vạn vật kết nối Internet, thì cái chết của những ngành kinh doanh, những lĩnh vực không hợp thời, không theo kịp xu thế và đặc biệt là không thể ứng dụng trên internet là điều khó tránh khỏi.

Tại Việt Nam, doanh thu hàng năm của thương mại điện tử dự kiến ​​đạt 10 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 5% tổng doanh thu bán lẻ. Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất toàn cầu.

Các tên tuổi nổi tiếng trên thị trường bao gồm Lazada, Tiki, Vatgia, Hotdeal, Shopee, Nguyenkim, Adayroi, Thegioididong, Sendo, FPT Shop và Careerlink đều nhận được các nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài.

Trước cuộc tấn công ồ ạt của thương mại điện tử đã và đang diễn ra, các nhà kinh doanh truyền thống thiết nghĩ sẽ phải chuẩn bị tinh thần và đối sách cho cuộc chiến đầy cam go phía trước.

Vân Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI