1. Cho con bú không đau đâu
Có thể cho con bú không gây đau đớn, nhưng cũng có thể có đau lúc đầu chứ. Mẹ tôi là một nhà tư vấn cho con bú chuyên nghiệp, còn tôi đã nuôi 3 đứa con mọn rồi, nên tất cả những gì tôi nói đều xuất phát từ kinh nghiệm của bản thân.
Với mỗi đứa trẻ thì cho bú đều làm đau cả hai bên ngực khoảng 1 tuần. Lần đầu tiên, tôi đã rất ngạc nhiên vì cơn đau. Lần thứ hai, tôi đã thốt lên kiểu: “Ôi trời ơi ngực tôi! Mày không nhớ là mình đã cùng làm một lần rồi à?”, và đến lần thứ ba thì tôi đã chẳng còn ngạc nhiên tẹo nào nữa.
Nguồn sữa thì không vấn đề gì nhưng cặp nhũ hoa thì như bị đốt trên lửa vậy. Có thể là do miệng của con tôi quá nhỏ hoặc hình dạng đầu ngực của tôi hơi kì lạ hay gì đó, nhưng có sự khác biệt với mỗi giai đoạn, nghĩa là cho mỗi lúc bé bú thì cảm giác đau lại khác nhau.
Sau một vài tuần, mọi thứ đã ổn hơn, cảm giác đã mềm mại hơn. Nhưng nói với các bậc phụ huynh rằng cho con bú không hề đau đớn là không trung thực đâu nhé. Đúng là sữa không về thì còn tệ hơn nữa và nhiễm trùng thì lại là một vấn đề to lớn khác. Nhưng với đại đa số các bà mẹ mới sinh, tôi đều nói rằng cho con bú có đau lúc đầu đấy.
2. Ngủ nguyên đêm
Tôi nghĩ rằng toàn bộ chuyện “ngủ nguyên đêm” còn lâu mới xảy ra, kể cả khi con bạn đã biết bò hoặc đi bộ, nó chỉ là một lời nói dối to đùng thôi.
|
Đừng mong việc đêm nào bạn cũng được ngủ ngon khi làm cha mẹ nhé. |
Chỉ mới đêm qua thôi, đứa 9 tuổi nhà tôi chạy vào phòng tôi lúc 2 giờ sáng vì nó gặp ác mộng. Tuần trước thì là đứa 4 tuổi. Bây giờ chúng tôi đã hoàn toàn trải qua giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chúng tôi có thời gian cho riêng mình, đáng nhẽ chúng tôi được ngủ thẳng giấc mà không bị gián đoạn, nhưng không…
Và khi bọn trẻ còn là trẻ sơ sinh thì sao? Trong khoảng 3 tháng đầu, chúng ngủ suốt, ngủ nhiều đến mức người ta tưởng rằng chúng sẽ ngủ suốt đêm mãi. Nhưng sau đó, chúng bắt đầu mọc răng. Chúng bắt đầu hiểu chuyện, chạy trong nhà, nói chuyện và cảm thấy muốn làm gì đó vào lúc tờ mờ sáng.
Khi lớn thì thỉnh thoảng chúng lại gặp ác mộng. Đứa lớn nhất của tôi đã có một thời kì bị mất ngủ. Và như tôi nói rồi đấy, trong những ngày này chúng ta sẽ chẳng được ngủ nguyên đêm đâu. Không bao giờ.
3. Nếu bạn mặc kệ tiếng rên rỉ, chúng sẽ dừng lại
(Hoặc “Nếu bạn không cho trẻ những gì chúng muốn mỗi khi chúng rên rỉ thì chúng sẽ không làm thế nữa. Hoặc câu nói yêu thích của tôi “Trẻ con chỉ rên rỉ bởi vì chúng biết mình sẽ đạt được mục đích”)
Nhưng thật sự thì trẻ con rên rỉ vì hàng tỉ lý do, và lý do đúng nhất là vì bạn không cho chúng thứ gì chúng muốn. Chúng rên rỉ bởi vì chúng lạnh, vì chúng đói, vì chúng mệt, vì chúng thất vọng, vì nhà chúng có tận 4 người, vì cuộc đời là bất công, vì chúng không tìm thấy thứ gì đó, vì chúng muốn thu hút sự chú ý, vì ngũ cốc của chúng bị loãng, và có thể - chỉ là có thể thôi nhé, bởi vì chúng thích âm thanh chính mình phát ra mỗi khi rên rỉ.
Tôi thề rằng rên rỉ là phản ứng mang tính bản năng ở trẻ em, cũng như thở hổn hển hay cười khúc khích hoặc la hét. Bọn trẻ biết rên rỉ cũng chẳng có ích lợi gì nhưng chúng vẫn cứ rên rỉ.
Qua nhiều năm, tôi đã cố gắng bỏ qua, đáp lại, cười, nói lý, trừng phạt, cảm thông,... và tất cả các cách phản ứng khác mà bạn có thể nghĩ ra để “đàn áp” tiếng rên rỉ, nhưng con tôi vẫn tiếp tục làm như thế.
Không có cách đối phó đâu, cho dù thế nào đi chăng nữa.
4. Bố mẹ tốt sẽ không bao giờ có ý nghĩ xấu
Mọi người luôn nghĩ là cha mẹ phải chịu đựng mọi thứ để bảo vệ cho con cái của họ, đây là một điều hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ như thế và khi trò chuyện với các bậc phụ huynh khác thì tôi nhận ra rằng suy nghĩ này rất phổ biến.
Tôi không hề lớn lên trong gia đình bạo lực. Bố mẹ tôi thậm chí còn không đánh đòn con cái. Và tôi không phải là một người nóng tính. Tuy nhiên, tôi cũng có những khoảnh khắc phải khắc chế bản thân để không tát, đánh hoặc làm tổn thương con cái mình.
Khi đứa con đầu lòng của tôi chào đời, bé không ngủ nhiều và khóc rất nhiều vào nửa đêm khiến tôi hoàn toàn kiệt sức. Tôi chưa bao giờ mệt như thế trong suốt cuộc đời mình, đến bây giờ vẫn không mệt đến thế. Tôi đã hiểu rằng nổi giận là một trong những hội chứng hoàn toàn dễ xảy ra.
Và trong cái khoảnh khắc tuyệt vọng ấy, mẹ tôi nói với tôi một điều hết sức ngạc nhiên, nhưng chân thật và tôi cảm ơn mẹ mình mỗi ngày vì lời nói đó. Bà đã nói: “Khi anh trai con còn nhỏ và không ngừng khóc vào một đêm, mẹ đã muốn quăng thằng bé ra ngoài cửa sổ”.
Tôi thậm chí, cả ngôn ngữ lẫn cảm xúc chưa bao giờ lại nghĩ đến chuyện ấy. Không chỉ thế, bà đã dùng từ ngữ cực kì phũ phàng để miêu tả cái cảm xúc ấy. Lúc ấy tôi nghĩ bản năng của người mẹ đều là ấm áp và hết mực bảo vệ con mình cơ.
Nhưng sau dần tôi cũng hiểu ra rằng sâu trong chúng ta, ở góc tối nhất, bản năng của mỗi con người, trong những lúc mệt mỏi và tuyệt vọng nhất thì những cơn tức giận sẽ kéo bản năng làm mẹ ra khỏi chúng tôi.
Nhưng chuyện này sẽ không thường xuyên xảy ra, thật may mắn phải không, đối với những người như chúng ta - những người đã được nhận một nền giáo dục đầy yêu thương. Nhưng cơn tức giận vẫn còn đó.
Tôi biết rằng tôi sẽ chẳng bao giờ làm tổn thương con mình, nhưng một cảm giác khủng khiếp vẫn ập đến khi tức giận và tôi vẫn có thể dùng bạo lực với con cái của mình. Tôi hoàn toàn là một con người kiên nhẫn và là một bà mẹ yêu thương con cái, nhưng tôi biết mình đã từng làm con thất vọng vì bản thân đã quá tức giận. Có những lúc tôi nắm chặt tay lại khi quá bực hay nói với giọng không hề phù hợp với mức độ nghiêm trọng của tình hình.
Vừa làm cha mẹ lại vừa phải làm chủ cuộc sống khiến chúng ta rơi vào những cảm giác không mấy tốt đẹp. Rõ ràng là, mẹ tôi sẽ chẳng bao giờ ném anh trai tôi ra khỏi cửa sổ, cũng như tôi biết mình sẽ chẳng bao giờ đánh đập con cái của mình.
5. Quãng thời gian nuôi con nhỏ trôi qua rất nhanh chóng
Tôi cảm thấy lời nói dối này thật tội lỗi, thậm chí nó còn xuất hiện ngay trên mọi diễn đàn.
Tất nhiên là nó trôi qua nhanh khi bạn nhìn lại. Cũng như khi bạn trèo lên đỉnh núi và nhìn xuống, tầm nhìn của bạn từ trên đỉnh sẽ làm khoảng cách từ dưới nhìn lên ngắn đến đáng ngạc nhiên.
Nhưng hãy hỏi những người leo ở lưng chừng dốc xem họ cảm thấy khoảng cách đó như thế nào.
Khi bạn đang phải chịu khó khăn khi làm cha mẹ thì quãng thời gian thơ ấu của trẻ trôi qua rất chậm, rất rất chậm. Nói với cha mẹ rằng tuổi thơ của con họ trôi qua nhanh có vẻ là tạo cho họ động lực để họ cố gắng vượt qua những khoảnh khắc hạnh phúc, giống như nói với người leo núi hãy thưởng thức cảnh đẹp bên dưới. Nhưng lời nói đó không phải lúc nào cũng có ích.
Thay vì nói như vậy, bạn có thể nói với các bâc cha mẹ khi vẫn còn ở lưng chừng núi rằng: "Tôi biết đôi khi mọi chuyện rất khó khăn, đến nỗi đôi lúc bạn nghĩ rằng mình có thể chết đi nhưng hãy cứ tiếp tục leo! Bạn có thể làm được mà" hơn là nói: "Hãy tận hưởng từng khoảnh khắc, có phải mọi thứ trôi qua nhanh quá không?".
Khánh Linh