Ai bảo vệ trẻ em hoạt động showbiz?

12/11/2013 - 02:28

PNO - PN - Đơn vị quản lý của Phương Mỹ Chi vừa hủy show diễn tại Úc vào tháng 4/2014 sau khi có sự khuyên can của một bầu sô đang sống tại Mỹ. Trong khoảng thời gian này, một chương trình truyền hình thực tế (THTT) khác dành riêng cho...

edf40wrjww2tblPage:Content

Khi hình ảnh của Phương Mỹ Chi xuất hiện trên một poster quảng cáo cho một chương trình sẽ diễn ra tại Úc vào tháng 4/2014, Dũng Taylor, một bầu sô tại Mỹ cho biết, đây là điều không nên, bởi ít nhất giọng ca nhí này sẽ vắng mặt ở Việt Nam vài ngày, trong khi đây là khoảng thời gian em cần có mặt ở trường. Bầu sô này cũng vạch ra một khoảng thời gian hợp lý hơn khi cho biết chỉ cần chạy sô trong ba tháng hè, Phương Mỹ Chi đã có thể kiếm đủ tiền cho gia đình em trang trải chi phí nếu đó là động lực cho việc ca hát của em trong thời gian qua. Theo Dũng Taylor, ca sĩ Quang Lê - người đang đỡ đầu và quản lý Phương Mỹ Chi, sau đó đã bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của ông và dời lịch diễn của Phương Mỹ Chi tại Úc lên tháng 6/2014.

Thực tế, việc chạy sô của các giọng hát nhí bất chấp việc học hành là điều đã thấy trước. Ngay cả khi Quang Lê cam đoan sẽ ưu tiên cho việc học của Phương Mỹ Chi, người ta vẫn thấy cái tên này được giới thiệu trong các đêm nhạc vào thời điểm giữa tuần tại một phòng trà. Tận dụng sức nóng từ các chương trình, cuộc thi để kiếm tiền là việc tất nhiên của các bầu sô. Thương vụ quản lý của Quang Lê với Phương Mỹ Chi, cho dù thật sự xuất phát từ sự yêu mến của Quang Lê đối với giọng ca này, thì đó cũng là một thương vụ kinh tế chứ không phải sự hợp tác mang tính nhân đạo, nên khó tránh được việc đưa vấn đề kiếm tiền lên hàng đầu.

Ai bao ve tre em hoat dong showbiz?

Gần như trẻ em trong và sau khi tham gia THTT là một vấn đề vẫn còn quá mới đối với các quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em hiện nay. Không phải ngẫu nhiên mà mới đây cơ quan nghiên cứu Quốc hội Hàn Quốc đã đưa vấn đề này ra thảo luận, đề nghị phải có một khung pháp lý rõ ràng để bảo vệ đối tượng này. Sự bảo vệ đó, ngoài việc tránh cho các em chịu sự tấn công của dư luận, còn phải hạn chế khoảng thời gian hoạt động không phù hợp với một đứa trẻ. Theo cơ quan này, nhiều trẻ tham gia THTT bị dư luận “ném đá” trên các trang mạng khi không hài lòng, bị đánh mất tuổi thơ do cuốn theo những tính toán của người lớn quá sớm. Trong bối cảnh khung pháp lý của Việt Nam vẫn còn khoảng trống đó, các đài truyền hình đã phó mặc các em cho các đơn vị liên kết sản xuất, biến các em thành một miếng mồi ngon. Nhiều gameshow thuần Việt lẫn phiên bản quốc tế về trẻ em cũng đang lần lượt xuất hiện, mà mới đây nhất là phiên bản chương trình Vietnam’s Brainiest Kids sẽ được phát sóng trên VTV6 trong thời gian tới.

Trách những người cố tình khai thác các em cũng là chuyện thừa, bởi mục đích duy nhất của họ là kiếm tiền. Điều cần thiết là bao giờ pháp luật mới có những quy định cụ thể để bảo vệ các em, để các em được sống đúng cuộc sống của một đứa trẻ?

 Vũ Minh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI