Agribank 2019 - duy trì vị thế dẫn đầu trong hoạt động kinh doanh đối ngoại

15/05/2020 - 09:03

PNO - Năm 2019 là năm ghi dấu sự tăng tốc và bứt phá của Agribank trong giai đoạn tái cơ cấu 2016-2020, hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục tăng trưởng. Các chỉ số về hiệu quả kinh doanh tăng cao. Hoàn thành vượt mức kế hoạch về chỉ tiêu lợi nhuận. Agribank tự tin tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong hoạt động kinh doanh đối ngoại.

Đi đầu trong phát triển sản phẩm dịch vụ

Chủ động, tích cực làm việc với các ngân hàng nước ngoài, Agribank không ngừng nghiên cứu và cải thiện các sản phẩm dịch vụ. Theo đó, một số sản phẩm thanh toán quốc tế (TTQT) của Agribank đạt được tính năng vượt trội: thanh toán biên giới Việt - Lào qua CBPS, thanh toán biên giới Việt - Trung, dịch vụ chuyển tiền đa tệ, chuyển tiền Campuchia - Việt Nam qua kênh KO, sản phẩm UPAS L/C (thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán trả ngay), trong đó, phát triển sản phẩm UPAS L/C với Deutsche Bank, Cobank, DBS Singapore...

Đặc biệt, Agribank đã phát triển và cung cấp hệ thống thanh toán kiều hối tập trung (ARS) thống nhất, có khả năng tích hợp cao với các hệ thống, quy trình  nghiệp vụ thanh toán quốc tế chuẩn trên thị trường  nhằm cung ứng dịch vụ chuyển nhận tiền kiều hối nhiều tiện ích cho khách hàng của mình.

Đại diện Agribank nhận giải tại lễ công bố và trao danh hiệu Sao Khuê 2019
Đại diện Agribank nhận giải tại lễ công bố và trao danh hiệu Sao Khuê 2019. Ảnh: Agribank cung cấp

Bên cạnh đó, Agribank hiện cung cấp dịch vụ TTQT tới 164 quốc gia, trải rộng khắp năm châu lục, với mạng lưới ngân hàng đại lý 86 quốc gia và vùng lãnh thổ, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng.

Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường thanh toán chiếm thị phần lớn nhất qua Agribank, doanh số thanh toán năm 2019 qua thị trường Mỹ đạt 38.723 tỷ đồng (tương đương 1,65 tỷ USD), chiếm 16% thị phần tổng các thị trường. Các nước châu Á cũng là thị trường thanh toán xuất nhập khẩu lớn qua Agribank, đạt doanh số thanh toán 157.240 tỷ đồng (tương đương 6,7 tỷ USD) trong năm 2019.  

Tích cực, chủ động làm việc với các nhà tài trợ quốc tế

Năm 2019 tiếp tục đánh dấu sự nỗ lực của Agribank trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hoạt động đối ngoại để nâng cao vị thế và uy tín thương hiệu theo hướng ngân hàng thương hiện đại. Agribank hiện đang triển khai 25 dự án tín dụng quốc tế thông qua Chính phủ với tổng giá trị hơn 11.500 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn dự án đến 31/12/2019 đạt 6.512,4 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay từ nguồn vốn dự án đạt 5.788,9 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, Agribank đang thực hiện vai trò ngân hàng phục vụ cho 50 dự án với tổng giá trị 67.829,8 tỷ đồng (tương đương 2.890 triệu USD).

Mở rộng tìm kiếm đối tác, tăng cường uy tín, thương hiệu của Agribank

Năm 2019, Agribank đã thực hiện thành công chương trình hỗ trợ xuất nhập khẩu nông sản của Bộ Nông nghiệp Mỹ thông qua chương trình GSM-102 của Ngân hàng Cobank. Thực hiện đàm phán với Woori Bank và Kookmin Bank về giảm phí chuyển tiền đối với tài khoản Nostro đồng KRW, triển khai thanh toán trực tiếp ngoại tệ đồng KRW qua tài khoản Nostro đồng KRW của Agribank tại Woori Bank và Kookmin Hàn Quốc và đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, hỗ trợ các chi nhánh chủ động và thuận lợi hơn trong giao dịch với khách hàng; góp phần tăng doanh số thanh toán KRW đáng kể so với doanh số chuyển tiền đa tệ các năm trước. Tại thị trường Nhật Bản, Agribank đã hoàn thành phương án nhătăng cường giao dịch bằng Yên Nhật để thúc đẩy thanh toán song phương và thu hút đối tác Nhật Bản; đàm phán với các ngân hàng Nhật Bản giữ tài khoản Nostro đồng JPY về việc giảm phí chuyển tiền.

Đại diện Agribank tham gia diễn đàn kinh doanh Hội đồng Ngân hàng hợp tác kinh tế quốc tế (IBEC)  với chủ đề “Tăng cường hợp tác thương mại giữa Việt Nam và khu vực Trung-Đông Âu và Á-Âu”
Đại diện Agribank tham gia diễn đàn kinh doanh Hội đồng Ngân hàng hợp tác kinh tế quốc tế (IBEC) với chủ đề “Tăng cường hợp tác thương mại giữa Việt Nam và khu vực Trung-Đông Âu và Á-Âu”. Ảnh: Agribank cung cấp

Trong năm, Agribank đã ký kết 4 thỏa thuận hợp tác trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, bao gồm: thỏa thuận với Ngân hàng Mizuho, Nhật Bản về dịch vụ thu hộ, chi hộ; thỏa thuận với Wells Fargo, Mỹ về điều chỉnh các hợp đồng đủ tiêu chuẩn với ngân hàng này để phục vụ cho hoạt động mua, bán ngoại tệ với các ngân hàng tại thị trường Mỹ về tiền chuyển qua hệ thống Euro; thỏa thuận với CIMB, Singapore về xuất nhập khẩu ngoại tệ mặt; thỏa thuận với IBEC Nga về các dịch vụ ngân hàng đại lý và tài trợ ngân hàng. Hiện nay Agribank đang triển khai 43 thỏa thuận, biên bản ghi nhớ về hợp tác toàn diện, tài trợ thương mại, sản phẩm dịch vụ, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ phí với các định chế tài chính trong nước và đối tác nước ngoài. 

Tiếp tục chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Trong năm 2019, Agribank đã tổ chức thành công chương trình đào tạo nghiệp vụ tín dụng và quản lý rủi ro cho 15 đoàn cán bộ sang khảo sát, học tập kinh nghiệm tại ngân hàng Nonghyup, Hàn Quốc; tổ chức 2 hội nghị tập huấn cho 60 cán bộ ngân hàng Nonghyup, Hàn Quốc. Chú trọng tập huấn, nâng cao trình độ cán bộ nghiệp vụ TTQT, kinh doanh ngoại tệ của Agribank, xây dựng nội dung, tài liệu và câu hỏi, đáp án, liên hệ chuyên gia quốc tế và trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm cho các chi nhánh để nâng cao trình độ ngoại ngữ và chuyên môn. Tổ chức 7 lớp TTQT cơ bản, 2 hội thảo TTQT chuyên sâu nghiệp vụ TTQT, 1 hội thảo thanh toán biên mậu, 1 hội thảo phòng chống rửa tiền, khủng bố quốc tế, lừa đảo thương mại. Thường xuyên phối hợp với các định chế tài chính nước ngoài tổ chức tập huấn, đào tạo, khảo sát học tập kinh nghiệm về chứng chỉ và thi CDCS, kỹ năng đàm phán, hợp tác quốc tế, phòng chống rửa tiền, xu hương thương mại quốc tế, swift GPI.

Hải Nguyễn

 

Được tài trợ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI