Ác mộng giúp chúng ta ứng phó nguy hiểm và sợ hãi tốt hơn

08/12/2019 - 15:30

PNO - Các đối tượng được gắn điện cực để theo dõi hoạt động não vào ban đêm và họ phải thức dậy nhiều lần để trả lời các câu hỏi như: “Bạn có mơ không? Và, bạn có cảm thấy sợ hãi không?”.

Các nhà nghiên cứu từ Thụy Sĩ và Mỹ cho 18 người tham gia một thí nghiệm “kỳ quái”. Trong đó, các đối tượng được gắn điện cực để theo dõi hoạt động não vào ban đêm và họ phải thức dậy nhiều lần để trả lời các câu hỏi như: “Bạn có mơ không? Và, bạn có cảm thấy sợ hãi không?”.

Qua đó, nhóm tác giả tìm thấy một mô hình chung là trong những cơn ác mộng, hoạt động tại các vùng não kiểm soát cảm xúc đều tăng mạnh.

Ac mong giup chung ta ung pho nguy hiem va so hai tot hon
 

Trong thí nghiệm thứ hai, họ tiếp tục yêu cầu 89 người ghi lại nhật ký giấc mơ suốt một tuần. Sau đó, mỗi người được quét MRI trong khi xem những hình ảnh tiêu cực và đáng sợ. Kết quả, ở những người đã trải qua những cơn ác mộng, vùng não cảm xúc của họ phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn so với những người còn lại.

Theo kết luận của nhóm đăng trên tạp chí Human Brain Mapping, ở một mức độ nào đó, những cơn ác mộng dường như có lợi khi giúp chúng ta trải nghiệm trước những căng thẳng.

Virginie Sterpenich, nhà nghiên cứu khoa học thần kinh tại Đại học Geneva (Thụy Sĩ), cho biết: “Chúng tôi thấy rằng, một người nào đó càng cảm thấy sợ hãi trong giấc mơ của họ, thì vùng não cảm xúc càng ít được kích hoạt khi nhìn vào những bức ảnh tiêu cực. Ngoài ra, hoạt động ở vùng vỏ não giữa trước trán, được biết đến với khả năng ức chế cảm giác sợ hãi, cũng tăng tỷ lệ thuận với số lượng giấc mơ đáng sợ”.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý rằng có một mức trần, nơi những cơn ác mộng đau thương và ám ảnh đến mức gây mất ngủ hay căng thẳng hoàn toàn không có lợi và có thể phản tác dụng trong việc kiểm soát cảm xúc.

 Ngọc Hạ (theo Daily Mail)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI