9 bài học mẹ cần dạy bé từ những tháng đầu đời

07/04/2016 - 07:00

PNO - Bố mẹ là những người dạy con những bài học vô giá về tình yêu, sự đồng cảm, ngôn ngữ... ngay từ khi chào đời.

Có thể bạn sẽ nghĩ rằng với các bé sơ sinh thì chỉ cần cho con ăn, ngủ và thay tã. Nhưng thực tế là thông qua rất nhiều sự tương tác hàng ngày, bạn đã dạy bé nhiều điều về tình yêu, sự gắn bó, an toàn, niềm tin, sự đồng cảm, ngôn ngữ và thậm chí là cả toán học nữa.

“Trẻ em giống như những chiếc máy học tập nhỏ vậy, chúng sẽ lượm lặt mọi thứ quanh mình”, Gail Gross – một Tiến sĩ giáo dục học, chuyên gia phát triển gia đình và trẻ em nổi tiếng người Mỹ cho biết.

Thực tế là các bà mẹ đã dạy con mình rất nhiều bài học vô giá, nhưng lại không hề nhận ra điều đó. Cùng xem bé có thể học được gì, và bạn có thể khiến cho những khoảnh khắc đó trở nên ý nghĩa hơn như thế nào từ những gợi ý sau.

1. Bài học từ việc cho bé ăn

Bú mẹ hay bú bình chính là một cách để tạo sự liên kết. Bằng việc bế và cho bé ăn, bạn đang cho con biết rằng bé được yêu thương và bảo vệ. Sự hiện diện của bạn, vỗ về và giúp bé thích nghi với thế giới xa lạ bên ngoài tử cung. Trong thực tế, mối liên kết mà bạn tạo ra bằng việc cho trẻ sơ sinh ăn cũng quan trọng giống như lợi ích của nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm vậy. “Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ có mối liên hệ gần gũi với cha mẹ có xu hướng tiếp thu và xử lý thông tin tốt hơn”, Tiến sĩ Gross khẳng định.

Gợi ý: Lúc cho bé ăn, ngồi trong một căn phòng yên tĩnh và tập trung vào bé. Giữ bé gần với bạn (trẻ sơ sinh chỉ có thể nhìn thấy rõ ràng một thứ xa không quá 25 cm), ôm bé và nói chuyện hay hát cho bé nghe. Đừng quên nói với chồng bạn, hoặc những người chăm sóc bé cũng làm như vậy để bé luôn ở trong một môi trường ấm áp, yêu thương nhé.

2. Bài học từ việc nói chuyện với bé

Não của bé sẽ học được nhiều hơn khi bạn nói tách các chữ ra một cách rõ ràng, giọng hơi cao và du dương, tiến sĩ Renete Azngl khuyên: Việc bố mẹ nói chuyện với con sẽ khiến não của bé hoạt động tốt hơn so với việc bé thụ động nghe thấy những cuộc hội thoại thông thường. Một nghiên cứu ở trẻ 2 tuổi đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ hay trò chuyện với bố mẹ sẽ biết nhiều từ hơn gấp đôi so với các bé khác. Tất nhiên, khi bé đã hiểu và có thể nói chuyện, bạn không cần phải nói chuyện với bé theo cách này nữa.

9 bai hoc me can day be tu nhung thang dau doi
Việc nói chuyện sẽ khiến não của bé hoạt động tốt hơn

Gợi ý: Bạn có thể nói chuyện với bé một cách tự nhiên, nhưng có nhiều cách để khiến cuộc hội thoại trở nên hiệu quả hơn. Hãy nói những câu đơn giản và đầy đủ ngữ pháp thường xuyên nhất có thể để giúp bé học các từ và cấu trúc câu. Lặp lại các cụm từ chậm và rõ ràng, sẽ mất khá nhiều lần lặp lại để bắt đầu hình thành ghi nhớ về các từ cho bé.

“Trẻ học để hiểu và nói bằng việc nhìn và lắng nghe bạn”, bác sĩ Zangl khuyến nghị. “Đến gần trẻ và cường điệu hóa khẩu hình của bạn khi kéo dài mỗi chữ”. Bé có thể nghe thấy những âm thanh và xem cách chúng được phát ra. “Hãy tìm cách để đưa tên của bé vào câu chuyện và bài hát. Sau khi bé biết được điều đó, bạn sẽ dễ dàng gây chú ý với bé hơn. Ngoài ra, hãy dừng lại để cho bé có cơ hội đáp lại, có thể là bằng âm thanh, mỉm cười hay cử động chân. Sau khi trả lời, bé sẽ thấy rất phấn khích khi được tham gia vào câu chuyện với bạn.

3. Bài học từ việc giúp bé vệ sinh cơ thể

Thay tã cũng có thể cho bé những cảm giác về thứ tự, sự an toàn cũng như thói quen. Tương tự với việc tắm và vệ sinh răng miệng cho bé nữa. Đây là cơ hội cho bé có được những tín hiệu đầu tiên về niềm tự hào với cơ thể của mình. “Mỗi công việc có liên quan đến sự đụng chạm và tương tác cũng tăng cường phát triển cảm xúc của trẻ”, bác sĩ Gross khẳng định.

Gợi ý: Khi thay tã hay tắm cho bé, hãy dành thời gian nói với bé về những điều bạn đang làm. Những hành động nhỏ này cũng giúp tăng sự tương tác với bé và giúp hai bên cảm thấy thú vị.

4. Bài học từ việc giữ bình tĩnh

Cố gắng nhất có thể để duy trì một tông giọng điềm tĩnh khi rơi vào tình trạng căng thẳng sẽ giúp con có được bài học về cách điều chỉnh cảm xúc. Kristen Cullen Sharma, giám đốc dịch vụ lâm sàng trẻ em tại Trung tâm nghiên cứu Trẻ em thuộc trường đại học New York cho rằng “Trẻ rất nhạy cảm với những biểu hiện trên khuôn mặt cha mẹ. Nếu chúng thấy bạn sợ hãi hay buồn phiền, chúng có thể bắt chước hành vi đó”.
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI