8G để đất Chín Rồng cất cánh

13/03/2021 - 16:01

PNO - Giao thông và thủy lợi, Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Giang (sông), Gắn kết, Giàu, Giỏi, Già hóa dân số, Giới là 8G mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đúc kết trong kết luận tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu diễn ra tại TP Cần Thơ trưa nay, 13/3.

Theo Thủ tướng, trong một thập niên qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, huy động nhiều nguồn lực để phát triển ĐBSCL trong bối cảnh vùng được dự báo chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu.

Nghị quyết 120 của Chính phủ cũng trên tinh thần ấy. Không chỉ đơn thuần là phát triển kinh tế, những giải pháp trong những năm qua còn thể hiện tình cảm, trách nhiệm của đồng bào cả nước với ĐBSCL.

 , Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận
"Thành công về phát triển ở vùng ĐBSCmới chỉ là bước đầu", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu

 

Nhắc lại câu ca dao “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, dần, sàng”, Thủ tướng gửi lời cảm ơn đến người dân miền Tây Nam bộ đã cần cù lao động, làm ra các sản phẩm nông sản, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, thành công về phát triển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ là bước đầu, thời gian tới, vùng đất này cần bổ sung thêm 8 chữ G.

Theo Thủ tướng, chữ G đầu tiên là Giao thông và thủy lợiNghị quyết 120 với phương châm phát triển là thuận thiên và thích ứng, nhưng không được giao phó cho trời đất, nên thời gian tới cần phải ưu tiên phát triển giao thông và thủy lợi cho ĐBSCL thuận lợi với chi phí thấp làm cơ sở cho ứng phó với biến đổi khí hậu.

cần phải ưu tiên phát triển giao thông và thủy lợi cho ĐBSCL thuận lợi với chi phí thấp làm cơ sở cho ứng phó với biến đổi khí hậu
Thủ tướng cho rằng thời gian tới cần phải ưu tiên phát triển giao thông và thủy lợi cho ĐBSCL thuận lợi với chi phí thấp làm cơ sở cho ứng phó với biến đổi khí hậu

 

Chữ G thứ 2 là Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Đây chính là chìa khóa vàng cho phát triển bền vững, là đáp án cho phát triển ngắn hạn và dài hạn.

Chữ G thứ 3 Giang (sông), vì vùng đồng bằng này có nhiều sông nước, kênh rạch gắn với sinh kế, văn hóa và phát triển của vùng nên tới đây cần phát triển kinh tế sông để bổ sung vào Nghị quyết 120.

Chữ G thứ tư là Gắn kết giữa Trung ương với địa phương, nhất là gắn kết và chia sẻ thách thức giữa các địa phương với nhau thông qua liên kết vùng.

ĐBSCL là minh chứng thể hiện tư duy và cách tiếp cận chuyển đổi của Chính phủ Việt Nam đối với phát triển. Đi kèm với kỳ vọng cao là trách nhiệm to lớn để biến tư duy và cách tiếp cận đó thành hiện thực và thành công, không chỉ đối với gần 20 triệu người dân trong vùng đồng bằng, mà đối với cả nước như một nguồn cảm hứng và một hình mẫu cho phát triển vùng, bà Carolyn Turk - giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam chia sẻ tại hội nghị
"ĐBSCL là minh chứng thể hiện tư duy và cách tiếp cận chuyển đổi của Chính phủ Việt Nam đối với phát triển. Đi kèm với kỳ vọng cao là trách nhiệm to lớn để biến tư duy và cách tiếp cận đó thành hiện thực và thành công, không chỉ đối với gần 20 triệu người dân trong vùng đồng bằng, mà đối với cả nước như một nguồn cảm hứng và một hình mẫu cho phát triển vùng", bà Carolyn Turk - giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam chia sẻ tại hội nghị

 

Chữ G thứ 5 là Giàu, tức là phải thu hút được người giàu đến đầu tư và làm giàu thông qua xây tổ để đón đại bàng.

Chữ G thứ 6 là Giỏi, tức là phải thu hút được những người giỏi trở về đây và tìm đến đây làm việc.

Chữ G thứ 7 là Già hóa dân số, vì đây là vùng có tốc độ già hóa nhanh nhất cả nước. Vì vậy các địa phương cần phải quan tâm tới vấn đề già hóa dân số và an sinh xã hội.

Chữ G thứ 8 là Giới, tức là thúc đẩy bình đẳng giới, thông qua tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em gái, phụ nữ ở ĐBSCL được tiếp cận giáo dục và việc làm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát điểm sạt lở tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một lần thị sát một điểm bị sạt lở tại Đồng bằng sông Cửu Long

 

Thủ tướng nhấn mạnh Nghị quyết 120 đã được ban hành năm 2017, lần đầu tiên, ĐBSCL có chiến lược phát triển với triết lý "thuận thiên" để chủ động hóa giải các thách thức do biến đổi khí hậu và khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mê Kông. Ba năm qua, cả Chính phủ và chính quyền các địa phương chuyển từ bị động, sang chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bắt đầu từ các quy hoạch phát triển với tầm nhìn dài hạn không can thiệp thô bạo vào tự nhiên.

Cả 13 tỉnh, thành của ĐBSCL đã được đầu tư 220.000 tỷ đồng bằng vốn ngân sách Nhà nước, chiếm 16% so với cả nước. Và trong 5 năm tới, tổng vốn đầu tư công cho các dự án trong vùng sẽ lên tới 388.000 tỷ đồng. Cùng với đó là việc huy động cho các dự án xây dựng đường ven biển, hồ chứa nước và giao thông liên tỉnh theo cơ chế cấp phát đặc thù để khép kín toàn bộ tuyến đường ven biển và các công trình phòng chống hạn, xâm nhập mặn... Đây là lần thứ 2 trong lịch sử và sau hơn 20 năm, vùng ĐBSCL với hơn 20 triệu dân được đầu tư lớn như vậy.

Đây là lần thứ 2 trong lịch sử và sau hơn 20 năm, vùng ĐBSCL với hơn 20 triệu dân được đầu tư lớn như vậy, Thủ tướng cho biết
"Đây là lần thứ 2 trong lịch sử và sau hơn 20 năm, vùng ĐBSCL với hơn 20 triệu dân được đầu tư lớn như vậy", Thủ tướng cho biết

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 8G này là những vấn đề còn thiếu trong Nghị quyết 120, vì thế tới đây các bộ, ngành cần nghiên cứu để đưa vào Nghị quyết này. Còn thời gian tới, Đối thoại 2045 do Thủ tướng khởi xướng mới đây sẽ được tổ chức để các nhà khoa học tiếp tục hiến kế các giải pháp cho phát triển vùng đồng bằng này bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đông Phong

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI