Tính đến này 26/9, có 81% người lớn có các triệu chứng liên tục của COVID-19 kéo dài ba tháng hoặc lâu hơn - hoặc 4/5 người lớn đang gặp phải những hạn chế trong các hoạt động hàng ngày của họ so với trước khi họ bị nhiễm vi-rút.
Các chuyên gia y tế đã xem xét tác động của đại dịch COVID-19 kể từ tháng 4/2020 trong cuộc khảo sát gửi cho hơn 50.000 người, về việc COVID-19 đã làm giảm khả năng của mọi người trong bao lâu. Kết quả cho thấy, thanh niên trong độ tuổi từ 18- 29 có tỷ lệ bị COVID-19 dài gặp khó khăn trong việc thực hiện các công việc hàng ngày cao nhất hiện nay, ở mức 86,3%. Trong khi đó, nhóm tuổi từ 40-49 có tỷ trọng thấp nhất, 76,1%.
Khi các bệnh nhân COVID-19 kéo dài hiện tại được phân chia theo chủng tộc/dân tộc, người Mỹ da màu bị nhiều khả năng về vấn đề về thực hiện các hoạt động hàng ngày nhất, với 84,1%. Đây cũng là nhóm chủng tộc có nhiều khả năng báo cáo những hạn chế đáng kể nhất, cùng với người Mỹ da trắng.
Dữ liệu cho thấy người Mỹ gốc Á có tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 kéo dài gặp khó khăn khi thực hiện các công việc hàng ngày là nhỏ nhất, là 76,7%.
Người lớn dưới 60 tuổi nói rằng họ mắc bệnh nhiều hơn người lớn tuổi và nữ giới có nhiều khả năng báo cáo bị COVID-19 kéo dài hơn nam giới. Trước đó, một báo cáo từ Văn phòng Giám đốc Y tế về Sức khỏe Phụ nữ của Johnson & Johnson được công bố vào tháng 6/2022 đã phân tích dữ liệu từ các nghiên cứu liên quan đến 1,3 triệu bệnh nhân và cho thấy phụ nữ có nguy cơ mắc COVID- kéo dài cao hơn 22% so với nam giới.
COVID-19 kéo dài xảy ra khi bệnh nhân đã khỏi nhiễm trùng vẫn có các triệu chứng kéo dài hơn bốn tuần sau khi hồi phục. Trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Theo CDC bệnh nhân có thể gặp nhiều triệu chứng kéo dài bao gồm mệt mỏi, khó thở, nhức đầu, sương mù não, đau khớp và cơ, tiếp tục mất vị giác và khứu giác.
Trọng Trí (theo ABC News)