72 giờ khám phá các làng nghề truyền thống ở Huế

31/12/2023 - 10:03

PNO - Bên cạnh những danh thắng tuyệt đẹp, cố đô của nước ta còn có hàng loạt làng nghề truyền thống để khám phá dịp tết Dương lịch.

Một góc nho nhỏ ở sân chầu trước lăng vua Khải Định.
Thời tiết Huế dịp tết Dương lịch: Từ tháng 12/2023 đến hết tháng 1/2024, nhiệt độ trung bình ở Huế khá thấp. Đây là thời điểm đẹp để tham quan, khám phá cố đô mà không lo nắng nóng, mệt. 
Lăng vua Khải Định là một trong những lăng của các vua Triều Nguyễn được bảo tồn và gìn giữ nguyên vẹn đến tận bây giờ.
Đến Huế như thế nào? Từ vị trí xuất phát, du khách có thể chọn các phương tiện như máy bay, tàu hỏa, xe khách, ô tô riêng hay xe máy... Thời gian di chuyển và và giá vé, tùy thuộc vào khoảng cách từ vị trí xuất phát, đến Huế. 
Ăn gì:
Ăn gì: Danh sách các món nhất định phải thử khi đến Huế gồm bún hến, cơm hến, bánh ướt Thanh Thủy, bún bò Huế, chè bột lọc heo quay... Bạn có thể tìm thấy các món ăn này trên các con đường ở Huế. Nếu không có nhiều thời gian tìm kiếm, bạn có thể đến các ngôi chợ truyền thống để thưởng thức, giá sẽ mềm hơn.
Ở đâu: Tùy sở thích, túi tiền, bạn có thể lựa chọn các loại hình lưu trú khác nhau và có giá từ 300.000 vài triệu đồng/đêm. Lưu ý, nếu có kế hoạch tham quan hay lang thang phố đêm Huế, bạn nên tìm khách sạn trongk hu vực trung tâm.
Ở đâu? Tùy sở thích, túi tiền, bạn có thể lựa chọn các loại hình lưu trú khác nhau và có giá từ 300.000 đến vài triệu đồng/đêm. Lưu ý, nếu có kế hoạch tham quan hay lang thang phố đêm Huế, bạn nên tìm khách sạn trong khu vực trung tâm.
Chơi đâu?: Chợ Đông Ba Hình thành từ năm 1899, chợ Đông Ba là một trong những biểu tượng của đất cố đô, vốn quanh năm tấp nập người mua kẻ bán. Chợ kéo dài từ cầu Gia Hội tới cầu Trường Tiền với hàng ngàn gian hàng. Bước vào chợ, bạn sẽ thấy không khí đầy màu sắc của một khu chợ Huế. Du khách tới đây thỏa sức tìm ăn món ngon, hoặc dạo quanh các hàng quần áo, vải, mũ nón, các loại mắm, bánh trái chỉ có ở Huế để mua đem về.
Chơi ở đâu? Đến chợ Đông Ba. Chợ này hình thành từ năm 1899, là một trong những biểu tượng của đất cố đô, quanh năm tấp nập người mua kẻ bán. Đến chợ, bạn sẽ tìm thấy được những món ăn đặc sản địa phương, quà lưu niệm, các loại bánh trái đặc trưng của đất kinh kỳ.
Đại Nội Huế có hơn 100 công trình kiến trúc nổi bật như Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hưng Miếu, Thế Miếu... Khuôn viên Đại Nội Huế khá rộng, bạn cần mất từ 2-3 tiếng mới có thể tham quan hết các công trình bên trong. Khi ghé thăm các điểm tham quan tại Huế, du khách có thể thuê trang phục chụp ảnh.
Đại Nội Huế có hơn 100 công trình kiến trúc nổi bật như Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hưng Miếu, Thế Miếu... Khuôn viên Đại Nội Huế khá rộng, bạn cần mất từ 2-3 tiếng mới có thể tham quan hết các công trình bên trong. Khi ghé thăm các điểm tham quan tại Huế, du khách có thể thuê trang phục chụp ảnh.
Lăng tẩm Triều Nguyễn có 13 vua, nhưng do các lý do kinh tế và chính trị nên chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng, tất cả đều còn lại đến ngày nay với các lối kiến trúc riêng. Các lăng tẩm Huế được xây dựng từ khi vua còn tại vị nên đây không phải là chốn mộ địa u buồn mà có phong cảnh hữu tình với kiến trúc đặc sắc.  Lăng Gia Long (hay Thiên Thọ Lăng) được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820, nằm giữa quần thể núi Thiên Thọ thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà,. Đây là nơi yên nghỉ của vua Gia Long (1762 - 1820), vị vua đầu tiên trong số 13 đời vua nhà Nguyễn.   Lăng Gia Long có chu vi hơn 11.000 mét, trước mặt có núi Đại Thiên Thọ làm tiền án, mỗi bên có 14 ngọn núi chầu vào tạo thành thế tả thanh long và hữu bạch hổ. Ảnh: Ngô Trần Hải An Lăng Khải Định nằm ở triền núi Châu Chữ thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, là nơi an nghỉ của vua Khải Định (1885 - 1925). Lăng Khải Định là công trình có diện tích nhỏ nhất nhưng lại tốn công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm triều Nguyễn. Kiến trúc lăng có sự giao thoa của hai nền văn hoá Đông - Tây, phản ánh sở thích xa hoa của nhà vua lúc sinh thời.   Lăng Khải Định được xây trong 10 năm, từ 1920 đến 1930. Ảnh: Ngô Trần Hải An Lăng Tự Đức hay Khiêm Cung nằm trong một thung lũng hẹp ở thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, TP Huế. Lăng có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia triều Nguyễn.  Lăng được xây dựng từ năm 1864 đến năm 1867 trên diện tích 475 ha. Gần 50 công trình trong lăng ở hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi.   Lăng Tự Đức mang yếu tố khoáng đạt, đường nét mềm mại phản ánh tâm hồn lãng mãn của vị vua thi sĩ này. Ảnh: Ngô Trần Hải An Trong khuôn viên lăng Tự Đức còn có Lăng mộ Kiến Phúc, vị vua thứ 7 của triều Nguyễn. Kiến Phúc là cháu được vua Tự Đức nhận làm con, lên ngôi vua tháng 12/1883 sau vua Dục Đức và Hiệp Hòa.  Lăng Dục Đức (hay An Lăng) tọa lạc ở phường An Cựu, thành phố Huế. Lăng xây dựng vào năm 1889 và là nơi an tang các vua Dục Đức, vua Thành Thái và vua Duy Tân.  So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Đức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn. Lăng lấy đồi Phước Quả làm tiền án, núi Tam Thai sau lưng làm hậu chẩm và dòng khe chảy vòng qua trước mặt làm minh đường tụ thủy.   Khuôn viên lăng Dục Đức nhìn từ trên cao. Ảnh: Ngô Trần Hải An Lăng Minh Mạng còn được gọi là Hiếu Lăng, lăng có cổng chính là Đại Hồng Môn, chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào trong lăng. Sau đó, việc ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn. Lăng có khung cảnh thơ mộng và hữu tình, xen giữa các công trình kiến trúc cổ đều có hồ nước trong xanh, mùa hè sen nở thơm ngát.   Lăng Minh Mạng được xây 3 năm (1840 - 1843) và cần tới 10.000 thợ và lính mới hoàn thiện. Ảnh: Ngô Trần Hải An Lăng Đồng Khánh, nằm trong quần thể di tích cố đô Huế, là nơi an táng vua Đồng Khánh. Công trình nằm giữa một vùng quê nay là thôn Thượng Hai, phường Xuân Thủy, TP Huế. Vua Đồng Khánh (1864 - 1889) tại vị từ năm 1885 - 1889, tên húy Nguyễn Phúc Ưng Đường là vị vua thứ 9 của nhà Nguyễn. Lăng vua Đồng Khánh mang đến lối kiến trúc phong kiến truyền thống và cả phần ảnh hưởng nét kiến trúc Tây Âu.   Lăng Đồng Khánh hiện cũng là nơi chôn cất phần mộ vua Hàm Nghi (1874 - 1944). Ảnh: Ngô Trần Hải An Cung An Định Được ví von như là cung điện mùa hè của triều đình Huế, cung An Định mang dáng dấp như một tòa lâu đài châu Âu cổ kính tráng lệ, nhưng lại mang họa tiết hoa văn truyền thống cung đình Huế. UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, cung An Định được đánh giá là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, đại diện trường phái kiến trúc tân cổ điển ở Việt Nam đầu thế kỉ 20.
Tham quan lăng tẩm. Triều Nguyễn có 13 vua, nhưng do các lý do kinh tế và chính trị nên chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng, tất cả đều còn lại đến ngày nay. Các lăng không chỉ sở hữu kiến trúc tuyệt đẹp mà còn phong cảnh sơn thủy hữu tình. Danh sách các lăng du khách nên ghé thăm, gồm: Lăng Gia Long (hay Thiên Thọ Lăng), Lăng Khải Định, Lăng Tự Đức hay Khiêm Cung, Lăng Dục Đức (hay An Lăng), Cung An Định...
Huế: Làng hương Thủy Xuân là một làng nghề truyền thống làm hương nhang, cách trung tâm khoảng 7km. Vào thời nhà Nguyễn, đây là nơi chuyên cung cấp hương trầm cho triều đình. Trải qua hàng trăm năm, hiện tại làng hương này vẫn được người dân tiếp tục duy trì và lưu giữ như một làng nghề truyền thống đặc sắc. Mệ Tuyết năm nay đã 76 tuổi và làm hương nhanh từ lúc còn bé xíu xiu.
Làng hương Thủy Xuân là một làng nghề truyền thống làm hương nhang, cách trung tâm TP Huế khoảng 7km. Nơi này gây ấn tượng với du khách bởi những bó chân hương "nở" như những bông hoa đủ màu sắc. Vào thời nhà Nguyễn, đây là nơi chuyên cung cấp hương trầm cho triều đình. Đến đây, ngoài tham quan, thuê trang phục chụp hình, du khách còn được tìm hiểu về một làng nghề truyền thống ở Huế. 
Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên cách trung tâm Huế khoảng 10km, làng thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là ngôi làng nổi tiếng với nghề làm hoa giấy hơn 100 năm qua. Theo người lớn kể, những bông hoa giấy hoa giấy ra đời để thay thế hoa tươi - rất khó trồng, khó có ở Huế trên bàn thờ gia tiên, dần, nghề làm hoa giấy ra đởi và tồn tại đến ngày nay. Đến làng nghề hoa giấy, du khách sẽ được tìm hiểu về triết lý trong từng bông hoa, vị trí trưng bày hoa giấy cũng như thuật ngữ Duông (hạ hoa giấy xuống khỏi bàn thờ) và Tẩu (đốt hoa giấy).
Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên cách trung tâm Huế khoảng 10km, làng thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là ngôi làng nổi tiếng với nghề làm hoa giấy hơn 100 năm qua. Theo người lớn kể, những bông hoa giấy ra đời để thay thế hoa tươi - rất khó trồng, khó có ở Huế trên bàn thờ gia tiên, dần nghề làm hoa giấy ra đời và tồn tại đến ngày nay. Đến làng nghề hoa giấy, du khách sẽ được tìm hiểu về triết lý trong từng bông hoa, vị trí trưng bày hoa giấy cũng như thuật ngữ liên quan việc hạ hoa giấy xuống khỏi bàn thờ) và đốt hoa giấy.
Anh Trương Như Rem ở thành phố Huế đã có 30 năm gắn bó với những chiếc đầu lân. Xem anh làm mà mê mẩn vì sự khéo léo của anh trong từng nét vẽ.
Các xưởng làm lân trên đường Trần Hưng Đạo (TP Huế): Theo chia sẻ của anh Trương Như Rem, người có 30 năm gắn bó với những chiếc đầu lân, các công đoạn để làm ra một chiếc đầu lân khá vất vả và tốn nhiều thời gian. Giá mỗi cái đầu lân dao động tùy kích thước... 
Bác Kỳ Hữu Phước năm nay 75 tuổi là nghệ nhận đời thứ 9 trong gia đình có 9 đời làm tranh dân gian làng Sình.
Điểm nổi bật nhất của làng Sình (thôn Lại Ân, xã Phú Mậu), cách trung tâm TP Huế khoảng 10km về phía bắc, là nghề làm tranh mộc bản cổ truyền hay tranh làng Sình. Tranh làng Sình Huế có từ 400 năm trước. Ghé thăm làng Sình, du khách sẽ được tự mình trải nghiệm các công đoạn để làm ra một bức tranh, tìm hiểu các nét độc đáo của loại hình hội họa dân gian này, cũng như mua tranh về làm quà.  
Bình minh trên đầm Quảng Lợi nơi hàng bao đời người dân đánh cá mưu sinh. Cuộc sống nơi đây chậm và bình yên vô cùng.
Gợi ý lịch trình 72 giờ ở Huế từ TPHCM dịp tết Dương lịch: Sáng ngày 1, bay từ TPHCM đến Huế, đến khách sạn nhận phòng hay gửi hành lý. 13g, đến chợ Đông Ba, thưởng thức món ăn địa phương. 14g đến Đại Nội Huế, mua vé, tham quan, chụp ảnh hoàng hôn. Tối, khám phá chợ đêm Huế. Ngày 2: Mua vé tham quan các lăng trong một ngày. Tối, tiếp tục khám phá Huế về đêm - có thể lên thuyền, xem biểu diễn ca trù Huế. Ngày 3: Tham quan các làng nghề truyền thống ở Huế. 21g, ra sân bay, bay từ Huế về TPHCM kết thúc lịch trình.
Niềm vui được mẻ cá ngon ngày mới. Hihi. Mọi người có thấy anh ấy mặc áo siêu thời trang hem nà.
Chi phí dự tính: 2-4 triệu đồng tiền vé máy bay khứ hồi + 600.000 đồng/2 đêm lưu trú tại khách sạn + 1 triệu đồng tiền vé tham quan và phí di chuyển tại Huế + 500.000 đồng/7 bữa ăn.  

Huỳnh Hằng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI