7 xét nghiệm nên thực hiện để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm

06/06/2018 - 14:22

PNO - Thường xuyên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc để kịp thời phát hiện những căn bệnh tiềm ẩn khi vẫn còn có thể điều trị được.

Dù ở độ tuổi nào, bạn cũng nên quan tâm chăm sóc sức khỏe. Một trong những điều quan trọng cần làm để giữ gìn sức khỏe là thường xuyên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc thích hợp để kịp thời phát hiện những vấn đề tiềm ẩn để kịp điều trị.

Dưới đây là 7 xét nghiệm y tế nên thực hiện để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm:

Kiểm tra da

7 xet nghiem nen thuc hien de ngan ngua cac benh nguy hiem
 

Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ, khoảng 3,3 triệu người dân nước này được chẩn đoán mắc bệnh ung thư da mỗi năm. Để tầm soát ung thư da, chuyên gia khuyên bạn nên tự kiểm tra tình trạng da mỗi tháng 1 lần bắt đầu từ năm 18 tuổi.
Ngoài ra, bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên kho da liễu kiểm tra da nếu có các yếu tố nguy cơ như sau:

Tiếp xúc nhiều với ánh nắng.

Tiền sử gia đình có người bị ung thư da.

Có các nốt ruồi bất thường trên cơ thể.

Từng bị các nốt phồng rộp do bỏng nắng.

Kiểm tra cholesterol

7 xet nghiem nen thuc hien de ngan ngua cac benh nguy hiem
 

Mức cholesterol trong cơ thể được đo bằng cách thực hiện xét nghiệm máu. Xét nghiệm này sẽ đo được mức cholesterol xấu (LDL) và cholesterol tốt (HDL) cũng như chất béo trung bình. Tổng lượng cholesterol ở mức dưới 200mg/dL được xem là khỏe mạnh.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, mọi người lớn trên 35 tuổi trở lên nên kiểm tra cholesterol mỗi 5 năm một lần. Việc sàng lọc này cần bắt đầu thực hiện ở tuổi 20 nếu bạn có các yếu tố nguy cơ sau:

Mắc bệnh tiểu đường.

Hút thuốc lá.

Chỉ số khối cơ thể trên 30.

Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ.

Có người thân ở thế hệ đầu tiên bị đau tim.

Xét nghiệm vùng chậu và phết tế bào cổ tử cung

7 xet nghiem nen thuc hien de ngan ngua cac benh nguy hiem
 

 Tất cả phụ nữ từ 21 tuổi trở lên đều nên khám vùng chậu hoặc thực hiện phết thế bào tử cung mỗi 3 năm  một lần. Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra các dấu hiệu ung thư cổ tử cung.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, trong 50 năm qua, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này đã giảm hơn 74% nhờ tầm soát ung thư cổ tử cung.

Tiểu đường

7 xet nghiem nen thuc hien de ngan ngua cac benh nguy hiem
 

Mọi người lớn đều nên kiểm tra bệnh tiểu đường ít nhất 2 lần/năm vì bệnh này không có bất cứ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu. Nếu có các triệu chứng nào sau đây, bạn cần làm xét nghiệm sớm:

Khát nước cực độ.

Lúc nào cũng thấy mệt mỏi.

Cảm thấy đói vô cùng kể cả sau khi ăn.

Mắt mờ.

Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.

Có vết loét hoặc vết cắt không lành.

Huyết áp cao hơn 135/80 mmHg.

Xét nghiệm viêm gan

7 xet nghiem nen thuc hien de ngan ngua cac benh nguy hiem
 

Viêm gan thường do virus gây ra, nhưng bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân khác gây ran bệnh này. Ở nhiều người, bệnh viêm gan có thể diễn biến âm thầm. Nếu không phát hiện sớm, bệnh viêm gan C có thể làm giảm hệ miễn dịch, dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.

Có 5 loại viêm gan: viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D và viêm gan E. Bạn nên thực hiện xét nghiệm viêm gan ít nhất mỗi năm một lần.

Xét nghiệm ung thư máu

7 xet nghiem nen thuc hien de ngan ngua cac benh nguy hiem
 

Xét nghiệm máu là cần thiết để phát hiện sớm bệnh bạch cầu, thường được gọi là ung thư máu. Có 137 loại ung thư máu khác nhau nhưng có 3 loại chính là bệnh bạch cầu, u lympho và u tủy.

Ung thư máu thường được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu đơn giản.

Xét nghiệm mật độ xương

7 xet nghiem nen thuc hien de ngan ngua cac benh nguy hiem
 

Kiểm tra mật độ xương rất cần thiết để có thể phát hiện sự suy yếu của xương. Bạn cần cần chụp X-quang và xét nghiệm nước tiểu hàng năm để nhận thấy được sự sụt giảm khối lượng xương.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị loãng xương (thể hiện qua mật độ xương thấp), bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiêu thụ ít nhất 1.000mg canxi và 400-800 đơn vị vitamin D mỗi ngày.

Hà Di

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI