5 yếu tố để ĐH tư thục không bị sụp đổ

01/08/2014 - 17:42

PNO - PNO - Ông Đàm Quang Minh thuộc Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ cho rằng, ĐH tư thục muốn phát triển tốt cần 5 yếu tố: sự khác biệt, quản trị tốt, phân khúc, đầu tư dài hạn và trường tồn, xây dựng văn hóa tốt.

edf40wrjww2tblPage:Content

Sáng nay 1/8, hội thảo về cải cách giáo dục đại học (ĐH) do Trung tâm Hoa Kỳ tại TP.HCM phối hợp cùng Nhóm đối thoại giáo dục tổ chức diễn ra phiên thảo luận cuối với hai nội dung chính: Vấn đề nghiên cứu khoa học (NCKH) tại các trường ĐH; ĐH tư và có yếu tố nước ngoài.

5 yeu to de DH tu thuc khong bi sup do

GS Ngô Bảo Châu trao đổi bên lề hội thảo với đại biểu quốc tế

5 yeu to de DH tu thuc khong bi sup do

Thứ trường Bùi Văn Ga phát biểu kết thúc hội thảo

Nhìn nhận cơ chế vận hành, phát triển ĐH tư và có yếu tố nước ngoài hiện nay, Tiến sĩ Đàm Quang Minh (Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ) cho rằng, nếu không có sự thay đổi, sẽ có nhiều trường ĐH tư thục tại Việt Nam sụp đổ trong những năm tới.

Ông cho rằng, ĐH tư thục muốn phát triển tốt cần 5 yếu tố: sự khác biệt, quản trị tốt, phân khúc, đầu tư dài hạn và trường tồn, xây dựng văn hóa tốt. Không hài hòa được các yếu tố trên, thiếu sự nhìn nhận và thay đổi trong phương thức quản trị, định hướng phát triển… việc vận hành trường ĐH tư thục sẽ vẫn rối rắm như hiện nay.

Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cảm ơn Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng Nhóm đối thoại giáo dục đã tổ chức buổi hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho công cuộc cải cách, đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam.

Thứ trưởng đánh giá cao những ý kiến đóng góp hết sức thẳng thắn của các đại biểu. Tuy mỗi người đều có đánh giá, góc nhìn khác nhau về công cuộc đổi mới, cải cách, nhưng chung quy mọi người đều có tinh thần, trách nhiệm và thiện chí trong phát biểu của mình, hướng đến việc thúc đẩy nhanh sự phát triển giáo dục nước nhà.

Thứ trưởng cho rằng, vấn đề quyền tự chủ đại học hiện nay đã được thể hiện trong luật giáo dục đại học, cũng như trong các văn bản quy định của Nhà nước, rất đầy đủ và mở rộng.

“Các trường hiện đã có rất nhiều quyền tự chủ. Tuy nhiên, vấn đề của chúng ta chính là việc hiệu trưởng, nhà trường có muốn thay đổi hay không. Sự chậm trễ ấy một phần do sự rụt rè từ phía nhà trường, kiểu như để có một chỗ có thể đổ trách nhiệm (Bộ GD-ĐT chẳng hạn - PV) khi làm không đúng. Đó chính là vấn đề chúng ta cần phải xử lý, nó chính là vấn đề về tư duy đấy. Chỉ khi thay đổi thì mọi việc mới tốt được. Về phía Bộ GD-ĐT, Bộ đã làm hết sức có thể, mở những kênh chính sách thông thoáng. Việc còn lại là sự chủ động từ các trường” - Thứ trưởng Ga nói.

Tiến Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI