5 sự thật đằng sau vụ thử hạt nhân lớn nhất từ trước đến nay của Triều Tiên

10/09/2016 - 07:00

PNO - Theo giới phân tích, vụ thử hạt nhân lần này có độ giải phóng chất nổ lớn hơn nhiều với những gì nhà lãnh đạo Triều Tiên đưa ra, những điều tra ban đầu cho thấy vụ nổ có thể lên tới 20.000 tấn TNT.

1. Thông số "khủng" của vụ thử hạt nhân

Sau vụ thử hạt nhân gây chấn động thế giới vào sáng ngày 9/9, phía Triều Tiên đã công bố loại bom và các thông số kỹ thuật của đầu đạn hạt nhân này.

Theo Chủ tịch Kim Jong-un cho hay đây là một quả bom Hydro hay còn gọi là bom nhiệt hạch (một loại vũ khí hạt nhân có sức công phá mạnh nhất hiện nay), trong đó có sử dụng phản ứng hợp hạch hạt nhân, được đo lường có sức nổ lên tới 6000 - 8000 tấn TNT (TNT là một đơn vị đo lường để đo độ giải phóng năng lượng trong mỗi vụ nổ bom, mìn, tên lửa,...).

5 su that dang sau vu thu hat nhan lon nhat tu truoc den nay cua Trieu Tien
Theo những điều tra ban đầu cho thấy, vụ nổ có thể lên tới 20.000 tấn TNT

Và ông Kim Jong-un cũng lưu ý đây không phải là vụ thử hạt nhân lớn nhất từ trước đến nay của Triều Tiên như báo chí vẫn đưa tin, trên thực tế trong vụ thử lần thứ 3 của Bình Nhưỡng có chỉ số đo lường lên tới 6000 - 10.000 tấn TNT và không phải là bom Hydro mà chỉ là bom nguyên tử (một loại bom có sức công phá yếu hơn bom nhiệt hạch nhưng phổ biến hơn).

Tuy nhiên, theo giới phân tích, vụ thử hạt nhân lần này có độ giải phóng chất nổ lớn hơn nhiều với những gì nhà lãnh đạo Triều Tiên đưa ra, theo những điều tra ban đầu cho thấy, vụ nổ có thể lên tới 20.000 tấn TNT.

2. Âm mưu của Kim Jong-un?

Riêng trong năm nay, Triều Tiên đã thử nghiệm 2 vụ thử hạt nhân và một vụ phóng vệ tinh, ngoài ra còn bắn thử hơn 30 tên lửa đạn đạo trong bán kính 200km.

Chính vì quá nhiều động thái liều lĩnh này, nên Triều Tiên đã phải chịu lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gây tổn hại nặng nề cho nền kinh tế nước này. Tuy nhiên ông Kim Jong-un vẫn ngoan cố phớt lờ những cảnh cáo của quốc tế để theo đuổi tham vọng hạt nhân của mình.

Theo các nhà phân tích đánh giá rằng các nhà cầm quyền của Triều Tiên không có một chính sách lãnh đạo thật sự tốt, tất cả những gì họ làm đó là sử dụng bạo lực và các luật pháp hà khắc để kiểm soát nhân dân của mình. Tương tự như thế, ông Kim Jong-un cũng đang dùng những vụ thử tên lửa đạn đạo hay hạt nhân hạng nặng để chống lại cũng như "đe dọa" những quốc gia khác .

3. Triều Tiên đang xây dựng "tham vọng tên lửa"

Trong tháng trước, phía Bình Nhưỡng đã tiến hành chế tạo một loại bom nhiệt hạch với sức nổ và sức công phá lớn hơn những vụ thử từ trước đến nay.

5 su that dang sau vu thu hat nhan lon nhat tu truoc den nay cua Trieu Tien
Triều Tiên đang nuôi tham vọng trở thành một "siêu cường quốc" hạt nhân

Nhìn vào sản lượng vũ khí hạt nhân nước này đã và đang sản xuất hàng năm, có thể thấy tham vọng trở thành "siêu cường quốc" về hạt nhân của Triều Tiên lớn như thế nào. Đối với ông Kim Jong-un dường như những vụ thử hạt nhân, tên lửa đạn đạo là không bao giờ đủ.

4. Trung Quốc không lo hạt nhân của Triều Tiên, chỉ sợ hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ - Hàn

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 9/9 rằng, nước này kiên quyết phản đối vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên và kêu gọi mạnh mẽ Bắc Triều Tiên ngưng dùng bất kỳ hành động nào đó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình.

Tuy nhiên, khi Mỹ - Hàn nói sẽ xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa THAAD ở Hàn Quốc thì Bắc Kinh đã phản đối một cách mạnh mẽ. Dường như mối quan tâm thật sự của nước này không phải là hạt nhân của Triều Tiên mà chính là hệ thống THAAD của Mỹ - Hàn. Bắc Kinh đã không dùng sức mạnh của một nước lớn gây sức ép lên Bình Nhưỡng mà chỉ lo lắng cho sự an toàn của mình trước hệ thống phòng thủ đang được triển khai tại Hàn Quốc.

5. Mỹ nên đổi chính sách "đối phó" với Bình Nhưỡng để đạt hiệu quả cao

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã nói chuyện qua điện thoại hôm 9/9 về vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên, văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết.

Phía Washington tỏ ra khá bất bình và phản đối mạnh mẽ hành động vụ phóng hạt nhân mới này của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên đến nay, những hành động từ phía Hoa Kỳ chưa cho thấy được sự "cứng rắn" của nước này. Dường như để kiềm chế Bình Nhưỡng, Mỹ cần có những động thái "mạnh tay" và cụ thể hơn nữa.

Tiêu Giao (Theo BBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI