5 năm sau đại dịch, COVID-19 kéo dài vẫn khiến cuộc sống nhiều người bế tắc

17/12/2024 - 11:54

PNO - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến nay có khoảng 777 triệu ca mắc COVID-19 và có khoảng 6% số người nhiễm vi-rút corona sẽ phát triển thành COVID-19 kéo dài.

Theo WHO, các ca mắc COVID-19 đầu tiên được phát hiện tại Trung Quốc vào tháng 12/2019, gây ra một đại dịch toàn cầu và đã có hơn 7 triệu ca tử vong cho đến nay.
Theo WHO đã có hơn 7 triệu ca tử vong vì COVID-19 cho đến nay - Ảnh: AFP

3 năm trước, Andrea Vanek đang học để trở thành giáo viên dạy mỹ thuật và thủ công thì đột nhiên bị chóng mặt và tim đập nhanh khiến cô không thể đi bộ dù chỉ một đoạn ngắn.

Sau khi gặp nhiều bác sĩ, cô được chẩn đoán mắc COVID-19 kéo dài và cho đến bây giờ, cô vẫn dành phần lớn thời gian trong phòng khách nhỏ của căn hộ ở tầng 3 tại Vienna, ngồi trên bệ cửa sổ để quan sát thế giới bên ngoài.

“Tôi không thể lên kế hoạch gì cả vì tôi không biết căn bệnh này sẽ kéo dài bao lâu”, người phụ nữ Áo 33 tuổi chia sẻ.

Theo WHO, các ca mắc COVID-19 đầu tiên được phát hiện tại Trung Quốc vào tháng 12/2019, gây ra một đại dịch toàn cầu và đã có hơn 7 triệu ca tử vong cho đến nay.

Nhưng hàng triệu người khác đã bị ảnh hưởng bởi COVID-19 kéo dài, trong đó một số người phải vật lộn để phục hồi sau giai đoạn cấp tính và phải chịu đựng các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, lú lẫn và khó thở.

Điển hình như Andrea Vanek, cô luôn cố gắng cẩn thận không gắng sức để tránh kiệt sức. Với cô, điều này được đánh dấu bằng tình trạng suy nhược cơ thể và có thể kéo dài trong nhiều tháng, khiến ngay cả việc mở một chai nước cũng trở nên khó khăn.

Chuyên gia Anita Jain, từ Chương trình Khẩn cấp về Sức khỏe của WHO, cho biết: “Chúng tôi biết rằng COVID-19 kéo dài là một vấn đề lớn”.

Andrea Vanek đã phải chịu đựng căn bệnh Covid kéo dài trong ba năm
Andrea Vanek đã phải chịu đựng căn bệnh COVOD-19 kéo dài trong 3 năm - Ảnh: AFP

Theo cơ quan y tế toàn cầu, nơi đã ghi nhận khoảng 777 triệu ca mắc COVID-19 cho đến nay, khoảng 6% số người nhiễm vi-rút corona sẽ phát triển thành COVID-19 kéo dài.

Chuyên gia Anita Jain cho biết thêm rằng trong khi tỷ lệ mắc COVID-19 kéo dài sau lần nhiễm đầu tiên đang giảm thì tình trạng tái nhiễm lại làm tăng nguy cơ.

Chị Chantal Britt, sống tại Bern, Thụy Sĩ, đã mắc COVID-19 vào tháng 3/2020. Cô cho biết, thời gian mắc COVID-19 kéo dài đã đảo lộn cuộc sống và buộc cô phải thích nghi với chính mình.

“Tôi thực sự là người dậy sớm…. Bây giờ, tôi mất ít nhất 2 giờ để thức dậy vào buổi sáng vì mọi bộ phận trên cơ thể đều đau nhức” - cựu vận động viên chạy marathon 56 tuổi giải thích.

“Tôi thậm chí không còn hy vọng rằng mình sẽ khỏe mạnh vào buổi sáng nữa nhưng tôi vẫn hơi ngạc nhiên về việc mình già nua và kiệt quệ đến thế nào”.

Chantal Britt từng chạy marathon nhưng Covid kéo dài khiến cô khó có thể ra khỏi giường
Chantal Britt từng chạy marathon nhưng giờ đây cô khó có thể ra khỏi giường vì COVID-19 kéo dài - Ảnh: AFP

Theo WHO, khoảng 15% những người mắc COVID-19 kéo dài có các triệu chứng dai dẳng trong hơn một năm, trong khi phụ nữ có xu hướng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Britt tự nhận mình từng là một "người nghiện công việc", hiện làm việc bán thời gian với tư cách là nhà nghiên cứu tại trường đại học về COVID-19 kéo dài. Cô đã mất việc làm trong ngành truyền thông vào năm 2022 sau khi cô yêu cầu giảm giờ làm việc.

Từng là một người chơi thể thao chuyên nghiệp nhưng giờ đây cô phải lên kế hoạch nhiều hơn cho các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như nghĩ đến những nơi cô có thể ngồi xuống và nghỉ ngơi khi đi mua sắm.

“Đó là một căn bệnh vô hình…. liên quan đến mọi sự kỳ thị xung quanh nó. Ngay cả những người bị ảnh hưởng thực sự nghiêm trọng, những người đang ở nhà, trong một căn phòng tối, bất kỳ tiếng động nào cũng có thể khiến họ bị sốc”, cô nói.

Ông Jaincho biết các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể gặp khó khăn trong việc chẩn đoán và việc công nhận rộng rãi hơn về tình trạng này là rất quan trọng.

Hơn 200 triệu chứng đã được liệt kê cùng với các triệu chứng phổ biến như mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức.

“Hiện nay, trọng tâm chính là giúp đỡ bệnh nhân, hỗ trợ bác sĩ lâm sàng các công cụ để chẩn đoán chính xác bệnh COVID-19 kéo dài" - cô cho biết.

Những bệnh nhân như Vanek cũng gặp khó khăn về tài chính. Cô đã đệ đơn lên tòa án hai lần để được hỗ trợ nhiều hơn nhưng cả hai đều chưa được giải quyết.

Cô cho biết số tiền hỗ trợ chưa đến 840 USD mà cô nhận được không thể trang trải các chi phí của cô, bao gồm cả hóa đơn y tế cao cho nhiều loại thuốc mà cô cần để kiểm soát các triệu chứng của mình.

“Thật khó khăn cho những sinh viên mắc COVID-19 kéo dài. Chúng tôi không thể bắt đầu làm việc"- cô nói.

Britt cũng muốn có nhiều nghiên cứu có mục tiêu hơn về các tình trạng hậu nhiễm trùng như COVID-19 kéo dài. “Chúng ta phải hiểu họ rõ hơn vì sẽ có một đại dịch khác xảy ra”, cô nói.

Trọng Trí (theo AFP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI