PNO - Đường Sách TPHCM sau 5 năm đi vào hoạt động, từ một con đường có chiều dài 144m, giờ đây là không gian văn hoá ấn tượng của thành phố và xa hơn, có thể trở thành di sản.
Sài Gòn có nhiều con đường có lá me bay thơ mộng. Mảnh đất hiện đại bậc nhất cả nước này có không ít những phố sách của các công ty mọc lên trong không gian rộng lớn, trang trí đẹp mắt nhưng Đường Sách TPHCM (đường Nguyễn Văn Bình, quận 1) dù nhỏ hơn nhưng khá đặc biệt vì quy tụ nhiều đơn vị xuất bản, phát hành sách cùng một nơi. |
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 5 năm Đường Sách TPHCM sáng nay (9/1), ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Giám đốc Công ty TNHH Đường sách TPHCM vui mừng cho biết sau 5 năm, Đường Sách TPHCM đón khoảng 11,5 triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt 181 tỷ đồng; hơn 3,5 triệu bản sách được bán ra, trong đó có hơn 57.000 tựa sách mới, tại Đường Sách cũng đã diễn ra 1.194 sự kiện. Ông Lê Hoàng khẳng định: "Đường Sách TPHCM thu hút không chỉ đông đảo du khách trong và ngoài nước, mà còn là điểm đến của doanh nhân, tri thức, của các gia đình vào dịp cuối tuần, đặc biệt là các trường học và cơ sở giáo dục... Đường Sách là không gian không xe cộ, không rác thải, không tiếng ồn. Đường Sách là không gian an toàn, quyện với mùi thơm của sách tạo cảm giác thật yên bình giữa lòng thành phố". |
Ông Dương Anh Đức (trái), Phó chủ tịch UBND TPHCM tặng hoa cho những cá nhân đã có đóng góp vào hoạt động của Đường Sách từ những ngày đầu thành lập. |
Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, Phó chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết: "Trong 5 năm qua, Đường Sách TPHCM là nơi phát huy rất tốt truyền thống hiếu đọc, hiếu học của người dân thành phố. Đây là ví dụ tốt khi nói về phát triển văn hoá đọc tại TPHCM cũng như của Việt Nam. Như tiến sĩ Quách Thu Nguyệt có nói rằng sau 5, 10 hay 100 năm nữa, hy vọng Đường Sách sẽ tiếp tục tồn tại - phát triển và biết đâu đó, có thể trở thành di sản của TPHCM cũng như của Việt Nam. Đó là câu chuyện về sau, còn tương lai gần, tôi tin chắc Đường Sách sẽ tiếp tục phát triển, khẳng định thương hiệu văn hoá của thành phố". |
Ông Hoàng Vĩnh Bảo (trái),Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông cùng ông Dương Anh Đức và ông Từ Lương - Phó giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM trò chuyện cùng những bạn đọc nhí tại Đường Sách. |
Ông Từ Lương - Phó giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông khẳng định, Đường Sách TPHCM có vai trò quan trọng trong việc lan toả văn hoá đọc đối với người dân thành phố, trở thành điểm sáng văn hoá, góp phần xây dựng TPHCM trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình. |
Sau 5 năm hoạt động, Đường Sách TPHCM không dừng lại với các hoạt động liên quan đến sách mà còn là nơi diễn ra các sự kiện trưng bày, triển lãm; hoạt động biểu diễn - nghệ thuật; hoạt động phát triển văn hoá đọc và chuỗi các hoạt động tương tác khác. |
Ông Hoàng Vĩnh Bảo tham quan một số gian hàng tại Đường Sách và trò chuyện cùng lãnh đạo TPHCM về việc nếu các địa phương khác nhân rộng mô hình Đường Sách thành công thì cả nước sẽ có nhiều điểm đến văn hoá lý tưởng ngay giữa lòng thành phố. |
Một bạn đọc nhí mải mê lật giở từng trang sách mới tinh tươm. |
Không gian buôn bán sách cũ tại Đường Sách cũng thu hút đông đảo người mua tìm về nguồn tư liệu quý, những cuốn sách hiếm trên thị trường. |
Trẻ em khi cùng bố mẹ đến Đường Sách cũng có khu vui chơi riêng đặt trong tầm quan sát, quản lý của phụ huynh. |
Đường Sách TPHCM thay đổi trang trí theo từng thời điểm trong năm. Dịp Tết đến Xuân về, nơi đây trang hoàng thêm cành mai, đào, nhiều câu đối đỏ rực một góc không gian xanh mát. |
Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt - một trong những người lập nên Đường Sách TPHCM - đứng trước quầy buôn bán gốm, ấm trà. Trong không gian của sách, nhiều đơn vị trưng bán nhiều vật dụng kết hợp như quà lưu niệm, đồ dùng phù hợp với bối cảnh để phục vụ nhu cầu của người dân, du khách. Thời điểm Đường Sách tròn 5 năm, tiến sĩ Quách Thu Nguyệt trăn trở về đường hướng hoạt động sắp tới. Bà mong muốn thực hiện một bảo tàng mini tại đây để lưu giữ những ký ức của Đường Sách trong quá trình hoạt động, phát triển. |
Một góc trưng bày tại Đường Sách dịp tròn 5 năm tuổi. |
Độc giả Lê Văn Thành tại không gian quầy bán sách của Nhà xuất bản Văn hoá - Văn nghệ TPHCM. Ông Thành cho biết, thỉnh thoảng ông đến đây mua sách nhưng sách không phải là yếu tố tiên quyết mà không gian văn hoá, trải nghiệm níu chân ông. |
Nhóm học sinh đến mua sách tại Đường Sách TPHCM trong ngày 9/1/2021, dịp kỷ niệm 5 năm thành lập Đường sách. |
Phụ huynh và học sinh ngồi đọc sách dưới cái nắng ấm nhẹ nhàng mùa cuối năm. Từ khi có Đường Sách, nhiều phụ huynh chọn nơi đây là không gian để kết nối, gắn bó với con. |
Góc cà phê tại Đường Sách luôn đông khách vào dịp cuối tuần. Tại quán cà phê, khách hàng có thể mượn những đầu sách đang được trưng bày tại quán để vừa nhâm nhi thức uống, vừa nạp thêm thông tin hữu ích. |
Diễm Mi
Chia sẻ bài viết: |
Vài ngày qua, thông tin chỉ có 2/12 rạp hát tại TPHCM được sử dụng gây chú ý trong dư luận.
TP Hội An sẽ tổ chức nhiều sự kiện nhằm kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới.
Trên màn ảnh Việt, người khuyết tật có cơ hội đóng phim chỉ ở những vai nhân vật khuyết tật.
Không để thiếu em nào có lẽ là một trong những bộ phim “khiêm tốn” nhất của Trương Nghệ Mưu, với kinh phí cực kỳ ít ỏi.
Gần đây, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa trong ngành xuất bản giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra.
Những năm qua, di sản văn hóa đã gắn chặt với việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị, thúc đẩy du lịch phát triển.
Tác giả Lê Hà (sinh năm 1983, TP Huế) đã đưa bạn đọc trở về những ngày xưa cũ, để thưởng thức những món ăn bình dị, dân dã...
Việc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phải làm rào chắn, lần nữa cho thấy văn hóa ứng xử kém của một bộ phận công chúng.
Trong hải trình về với quân dân vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc (từ 9 - 16/11), âm nhạc như chất xúc tác đặc biệt,
“Hẹn sáng Chủ nhật ở chợ quê nghen”. Chợ quê mà chị em nhắn nhau rần rần trên Facebook nằm ở số 7 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM
Đề tài bạo lực học đường đã đi vào trang sách, trở thành chủ đề trò chuyện cho trẻ thơ.
Bộ ba sách ra đời là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử, cảm xúc và những giá trị cốt lõi về đạo đức, trí tuệ, và nghị lực.
Cùng cha mẹ già đi (Nhà xuất bản Dân trí) của tác giả Tất Khiếu Nam như một minh chứng cho sự đồng hành giữa 2 thế hệ...
Trước thềm ngày họp Quốc hội bỏ phiếu về việc tăng thuế VAT ngành văn hóa, hơn 30 DN sản xuất phát hành phim trong nước ký đơn kiến nghị phản đối.
Những ngày qua, ca khúc "Mẹ yêu con" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bỗng trở thành một trong những xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội.
NSND Trung Hiếu khẳng định mô hình sân khấu hóa ở TPHCM cần được cả nước học tập.
Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM thông tin về tình trạng không hoạt động thời gian dài tại các địa điểm rạp Đại Đồng, rạp Long Phụng và rạp Công Nhân...
Sau 3 năm nỗ lực trùng tu với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, bửu tán ngai vàng triều Nguyễn dần lộ diện với vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy.