5 cây cầu ngói nổi tiếng của du lịch Việt

01/08/2024 - 17:50

PNO - Cầu ngói Thanh Toàn (Huế), cầu ngói Chùa Lương (Nam Định)... đều có tuổi đời hàng trăm năm và là điểm check-in của nhiều du khách.

Cầu ngói Chùa LươngCầu Ngói chợ Lương ở xã Hải Anh (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là 1 trong 3 cây cầu ngói cổ đẹp nhất Việt Nam, cùng cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế và cầu Chùa biểu tượng phố cổ Hội An.  Không chỉ mang trong mình những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống, cầu Ngói chùa Lương còn được biết tới như một cái nôi của cách mạng trong thời kỳ kháng chiến của quân dân Nam Định.   Trải qua hơn 500 năm, cầu Ngói chùa Lương vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp cổ kính, mộc mạc mà cuốn hút mọi du khách mỗi khi ghé qua vùng đất ven biển này.  Tận mục cầu Ngói 500 năm tuổi đẹp nhất miền Bắc - Ảnh 1. Cầu Ngói nằm trên con đường dẫn vào chùa, ngay cạnh khu chợ sầm uất có tên là chợ Lương.  Nét đẹp của cây cầu được thể hiện chính trong cái tên của nó.  Một cây cầu với kiến trúc cổ, mái ngói, được xây dựng từ đầu thế kỷ XVI, nằm cạnh ngôi chùa Phúc Lâm, người địa phương gọi là chùa Lương.  Cây cầu bắc ngang sông Trung Giang. Cả khu vực rộng lớn xung quanh cụm di tích cầu Ngói - chùa Lương là không gian chính tổ chức lễ hội truyền thống vào tháng Ba âm lịch hàng năm của địa phương- Ảnh: Manhhai/FLick
Cầu ngói Chùa Lương được xây dựng cùng thời với chùa Lương (xã Hải Anh, huyện Hải Hậu) vào năm 1511 - Ảnh: Manhhai/FLick
Được dựng trên 18 cột đá vuông, xếp thành 6 hàng cột để đỡ khung cầu 9 gian, cầu ngói Chùa Lương bắc qua sông Trung Giang mang dáng dấp thuần Việt, những đường cong và họa tiết chạm trổ tinh xảo giống với thiết kế nhà cổ của Đồng bằng Bắc Bộ.  Cầu ngói Chùa Lương được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1990 - Ảnh: Manhhai/Flick

Cầu được bắc qua con sông Trung Giang và được xây dựng theo lối “thượng gia hạ trì”, (trên là nhà dưới là sông). Cầu có 9 gian được dựng trên 18 cột đá vuông. Phía trên cột đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ dầm cầu và nâng sàn cầu. Mái cầu lợp ngói vảy rồng, có hình dáng cong cong tựa như mình rồng đang uốn khúc - Ảnh: Manhhai/Flick

Cầu được dựng trên 18 trụ đá vuông mỗi cạnh 35cm xếp thành 6 hàng để gánh 6 vì và đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu. Nằm trên các trụ đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ các dầm và nâng sàn cầu, nhà cầu.  Cầu ngói cổ xưa độc đáo có mái tựa dáng rồng bay ở Nam Định - Ảnh 4. Cầu ngói chợ Lương thiết kế theo kiến trúc Thương gia hạ kiều và bắc ngang qua con sông Trung Giang trên địa bàn xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.  Hai bên mặt tiền cầu được thiết kế, trang trí giống nhau với tông màu vàng nổi bật. Dưới nền là tảng đá xanh đã phai màu và mòn dần theo thời gian.   Điểm đặc sắc của cây cầu phải nói đến hình tượng cuốn thư trên hàng trụ, dưới là cửa cuốn. Cuốn thư tạo dáng mềm, bên trong có đề 4 chữ Quần Phương xã kiều, tức cầu xã Quần Phương (nay là xã Hải Anh, huyện Hải Hậu).  Nếu quan sát kĩ, du khách dễ dàng nhận thấy hai bên đầu cầu đều có 4 con nghê đang đứng chầu với dáng vẻ vừa thân thuộc, vừa uy nghiêm nhưng lại mang ý nghĩa sâu xa. Tựa như câu nói Bốn con nghê đực chầu về tổ tông - Ảnh: Manhhai/Flick
Sau hơn 500 năm, cầu ngói vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn và là nơi vui chơi, gặp gỡ của người địa phương hay điểm check-in nhất định phải đến khi đến vùng đất này - Ảnh: Manhhai/Flick
Cầu ngói chợ Thượng – Nét đẹp cổ kính vùng đồng bằng Bắc Bộ Theo sử sách, cầu được xây dựng từ sự đóng góp của bà chúa Nguyễn Thị Ngọc Xuân, cung phi Chúa Trịnh. Cầu dài 17,35m được xây theo kiểu kiến trúc “Thượng gia hạ kiều”, trên là cầu, dưới là nhà. Mố cầu xây bằng đá tảng vuốt theo hình thang cân. Hai mô cầu cách nhau 4,5m tạo dòng nước bên dưới cho thuyền bè lưu thông.  Cầu ngói chợ Thượng. Ảnh: Bui Cong Truong. Cầu ngói chợ Thượng. Ảnh: Bui Cong Truong.  Nhà cầu ngói chợ Thượng lợp bằng gỗ lim, mái ngói nam. Hồi cầu có cửa cuốn cao rộng, hai bên là hai cửa giả có đắp nổi “Thượng gia kiều”. Cầu gồm 11 gian, 3 gian giữa nằm trên 2 cây lim lớn làm dầm, đường kính 0,4m. Đường giữa cầu rộng 1,74m và được lát đá tảng xen kẽ nhau. - Ảnh: Bùi Công Thượng
Cầu ngói chợ Thượng hay còn gọi là cầu ngói Thượng Nông bắc qua sông Ngọc thuộc xã Bình Minh, huyện Nam Trực, Nam Định được xây dựng từ thế kỷ XVIII. Theo thông tin để lại, cây cầu được xây dựng bởi sự đóng góp công đức của bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân - cung phi chúa Trịnh - Ảnh: Bùi Công Thượng
Lòng cầu rộng khoảng 2m, sàn được ghép bằng 66 thanh gỗ lim trên hàng dầm uốn cong.  Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang và cũng được uốn cong theo thành cầu. Phía ngoài hành lang là lan can với các đố thượng, đố hạ và 162 con song dáng lá đề. Hành lang là nơi du khách và người dân có thể dừng chân ngồi nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông nước, ngắm những cánh hoa phượng rơi nhè nhẹ xuống mặt nước.  Cầu ngói cổ xưa độc đáo có mái tựa dáng rồng bay ở Nam Định - Ảnh 6. Cầu chợ Lương được nhà nước xếp hạng lịch sử năm 1990.  Để tạo thành 9 gian nhà cầu, ngày xưa những người thợ phải cần 10 vì xà cột làm theo lối kiến trúc cổ. Hệ thống xà dầm nâng trọn 40 cột cái, cột quân và cấu kiện chủ lực của nhà cầu. Các vì kèo, 36 xà dọc, thượng lương, xà ngang, xà máng trên, máng dưới, hệ thống hoành rui đều được gia công tỉ mỉ khiến bộ khung vừa cong, vừa uốn lượn, khít xà ăn mộng.  Tuy các mảng trạm khắc không nhiều và có phần đơn giản chỉ bằng các hàng soi, đường chỉ ở các vì kèo, các con bảy, hàng xà, ván bưng tạo hình con bướm nhưng cũng thể hiện sự tài hoa của người thợ mộc, thợ ngõa đất Quần Anh xưa - Ảnh: Bùi Công Thượng
Cầu dài 17,35m được xây theo kiểu kiến trúc “thượng gia hạ kiều” (trên nhà, dưới cầu). Lòng cầu rộng khoảng 2m và được lát đá tảng xanh xen kẽ nhau. Theo tư liệu cổ, mố cầu được xây dựng hoàn toàn bằng đá tảng - Ảnh: Bùi Công Thượng
óa, năm 2003, cầu ngói chợ Thượng được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Đến năm 2012, cầu tiếp tục được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia - Ảnh: Trần Văn Thái

Sau gần 300 năm, cầu vẫn giữ được hình dáng và cấu trúc xây dựng ban đầu. Năm 2003, cầu ngói chợ Thượng được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Đến năm 2012, cầu được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia - Ảnh: Trần Văn Thái

Cầu ngói Thanh Toàn ở đâu? Đây là một trong những địa điểm du lịch Huế nổi tiếng, toạ lạc ở địa phận xã Thủy Thanh, thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, khu vực này cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km.  Cầu ngói Thanh Toàn Du khách check-in tại cầu (Ảnh: Sưu tầm) Cây cầu được bắc qua một con hói chạy từ đầu đến cuối làng Thanh Toàn. Ngôi làng được thành lập vào cuối thế kỷ XVI, đa số những vị tộc trưởng của làng đều là người Thanh Hóa theo chúa Nguyễn Hoàng vào đây. Về sau, bà Trần Thị Đạo – một người cháu gái của họ Trần (vào khoảng thế hệ thứ 6) đã cúng tiền cho làng xây dựng nên chiếc cầu này. Đến năm 1990, cầu được công nhận là di tích quốc gia.

Nằm ở làng Thủy Thanh Chánh thuộc xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), cầu ngói Thanh Toàn do bà Trần Thị Đạo, một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của phu nhân một vị quan lớn dưới triều vua Lê Hiển Tông, bỏ tiền cá nhân xây dựng vào năm 1766 - Ảnh: IG vittorericcardo

Sau gần 250 năm, cây cầu được chính quyền địa phương hạ giải để tiến hành bảo tồn, tu bổ và tôn tạo lại. Dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Cầu ngói Thanh Toàn được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt với tổng vốn đầu tư hơn 13 tỷ đồng. Dự án được khởi công đầu tháng 4/2020 và dự kiến hoàn thành sau 1 năm. - Ảnh: Lê Chung

Cầu dài 17,8m, rộng 5,3m, chia làm 7 gian với cách bố trí giống như 7 gian trong một ngôi nhà lớn. Năm 1990, cây cầu này được công nhận là di tích cấp quốc gia - Ảnh: Lê Chung

Theo thuyết minh về cầu ngói Thanh Toàn, cây cầu này được xây dựng theo lối kiến trúc “thượng gia hạ kiều”. Đây là kiến trúc cổ độc đáo chỉ có tại một vài cây cầu cổ như: cầu Khúc Thoại, cầu Phú Khê ở miền Bắc hay chùa Cầu Hội An…   Cầu ngói Thanh Toàn Tìm hiểu kiến trúc cổ kính, độc đáo của cây cầu xã Thanh Thủy (Ảnh: VnExpress) Cầu có chiều dài 17,8m, rộng 5,3m, được phân tách thành 7 gian chính. Phần mái được lợp toàn bộ bằng ngói ống lưu ly. Trải dài theo thân cầu là hai bục, mỗi bên đều có lan can để du khách có thể ngồi hóng mát. Vật liệu chính làm nên cây cầu này là gỗ, tạo nên độ chắc chắn và mát mẻ.   Cầu ngói Thanh Toàn Toàn cảnh cầu ngói Thanh Toàn nhìn từ trên cao (Ảnh: VnExpress) >>> Xem thêm: Cẩm nang du lịch bụi Huế tự túc từ A - Z tiết kiệm nhất  3.2. Check-in lên ảnh ngay tại cây cầu ngói Thanh Toàn ở Huế Di tích cầu ngói Thanh Toàn nối liền hai bên bờ của một nhánh sông nhỏ của sông Như Ý. Dòng sông hiền hòa, chảy êm đềm tạo nên một khung cảnh rất trữ tình. Du khách đến đây có thể chụp ảnh với cảnh quan thiên nhiên hoặc các kiến trúc bên ngoài, bên trong của cầu. Vì vậy, đây cũng là điểm check-in Huế thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ.
Đến với cầu gỗ Thanh Toàn, du khách có thể tham quan cầu, ngắm kiến trúc, chụp ảnh check-in và lang thang ở khu chợ gần đó, thưởng thức các đặc sản địa phương với giá mềm. Lưu ý, khu vực cầu ngói Thanh Toàn cũng có hoạt động du lịch chợ đêm, lễ hội... Bạn có thể kiểm tra thông tin trước khi đến - Ảnh: Lê Phương Tùng
Trong những nét kiến trúc làm nên nét đặc trưng của danh thắng chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội), không thể không kể đến hai cây cầu ngói cổ Nhật Tiên và Nguyệt Tiên.    Hai cây cầu này nằm ở hai bên sân trước chùa, trong đó, cầu Nhật Tiên nối chùa với một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ.    Cầu Nguyệt Tiên nối làng xóm với chùa và vào đường lên núi Sài Sơn.    Theo sử sách ghi lại, hai cầu này do “Trạng Bùng” Phùng Khắc Khoan cho xây để cung tiến chùa vào đầu thế kỷ 17, sau chuyến đi sứ nhà Minh.    Tương truyền, Phùng Khắc Khoan đã dùng thuật phong thủy để diễn giải rằng chùa Thầy được xây trên trán rồng, cầu Nhật Tiên và Nguyên Tiên có hình dáng cong cong, chính là cặp mí mắt rồng…
Cầu ngói cổ Nhật Tiên và Nguyệt Tiên nằm hai bên sân trước danh thắng chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Trong đó, cầu Nhật Tiên nối chùa với một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối làng xóm với chùa và vào đường lên núi Sài Sơn - Ảnh: @huonggiang
Vẻ tổng thể, hai cây cầu được xây theo kiến trúc Thượng Gia Hạ Kiều (trên nhà, dưới cầu), mỗi cầu gồm 5 gian, dưới xây đá cuốn trên dựng bộ khung nhà gỗ lợp ngói mũi hài.    Hai bên thành cầu thông thoáng, có lan can thấp được làm rộng ra để làm nơi nghỉ chân cho khách thập phương.    Trước mỗi cầu đều có một cặp rồng đá cổ.    Cầu ngói vốn là dạng kiến trúc phổ biến của làng xóm, hiếm khi hiện diện trong các chùa chiền của người Việt xưa. Vì vậy, việc xuất hiện trong một không gian Phật giáo đã đem lại sự đặc biệt cho hai cây cầu ngói của chùa Thầy.    Điều này vừa là một minh chứng cho sự giao hòa giữa đạo Phật với văn hóa truyền thống của người Việt, vừa thổi vào những ý nghĩa mới cho cây cầu ngói truyền thống.    Trong một không gian nhuốm màu Phật pháp, hai cây cầu đã trở thành cầu nối thế giới trần tục của con người với thế giới thanh tịnh của nhà Phật.    Theo truyền thống, những Phật tử vào chùa làm lễ khi đi qua cầu sẽ cầu chúc những điều tốt lành cho gia đình, người thân.    Việc đặt tên cầu dựa trên biểu tượng Nhật – Nguyệt (mặt trời, mặt trăng) cũng có ý nghĩa hai cây cầy tượng trưng cho hai mặt Âm – Dương hòa hợp tạo nên sự cân bằng cho trời đất, vạn vật.    Đối với người dân trong vùng, hai cây cầu ngói của chùa Thầy vừa là cầu, vừa là quán: Vừa là lối đi lại, vừa là chỗ ngồi nghỉ ngơi, hóng mát…
Theo sử sách ghi lại, hai cầu này do “Trạng Bùng” Phùng Khắc Khoan cho xây để cung tiến chùa vào đầu thế kỷ XVII, sau chuyến đi sứ nhà Minh - Ảnh: @Huonggiang
Vẻ tổng thể, hai cây cầu được xây theo kiến trúc Thượng Gia Hạ Kiều (trên nhà, dưới cầu), mỗi cầu gồm 5 gian, dưới xây đá cuốn trên dựng bộ khung nhà gỗ lợp ngói mũi hài.    Hai bên thành cầu thông thoáng, có lan can thấp được làm rộng ra để làm nơi nghỉ chân cho khách thập phương.    Trước mỗi cầu đều có một cặp rồng đá cổ.    Cầu ngói vốn là dạng kiến trúc phổ biến của làng xóm, hiếm khi hiện diện trong các chùa chiền của người Việt xưa. Vì vậy, việc xuất hiện trong một không gian Phật giáo đã đem lại sự đặc biệt cho hai cây cầu ngói của chùa Thầy.    Điều này vừa là một minh chứng cho sự giao hòa giữa đạo Phật với văn hóa truyền thống của người Việt, vừa thổi vào những ý nghĩa mới cho cây cầu ngói truyền thống.    Trong một không gian nhuốm màu Phật pháp, hai cây cầu đã trở thành cầu nối thế giới trần tục của con người với thế giới thanh tịnh của nhà Phật.    Theo truyền thống, những Phật tử vào chùa làm lễ khi đi qua cầu sẽ cầu chúc những điều tốt lành cho gia đình, người thân.    Việc đặt tên cầu dựa trên biểu tượng Nhật – Nguyệt (mặt trời, mặt trăng) cũng có ý nghĩa hai cây cầy tượng trưng cho hai mặt Âm – Dương hòa hợp tạo nên sự cân bằng cho trời đất, vạn vật.    Đối với người dân trong vùng, hai cây cầu ngói của chùa Thầy vừa là cầu, vừa là quán: Vừa là lối đi lại, vừa là chỗ ngồi nghỉ ngơi, hóng mát…
Về tổng thể, hai cây cầu được xây theo kiến trúc "thượng gia hạ kiều", mỗi cầu gồm 5 gian, dưới xây đá cuốn trên dựng bộ khung nhà gỗ lợp ngói mũi hài. Hai bên thành cầu có lan can để làm nơi nghỉ chân cho khách thập phương. Trước mỗi cầu đều có một cặp rồng đá cổ - Ảnh: @Huonggiang
Cầu ngói Phát Diệm ở huyện Kim Sơn được xây dựng vào năm 1902. Xưa kia, huyện này chỉ là một vùng đất sình lầy ven biển, được bồi tụ của hai cửa sông lớn là sông Càn và sông Đáy do nhà Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) đã kêu gọi người dân lập ấp, quai đê, ghi danh nơi này trên bản đồ Việt Nam.  Ngắm cầu ngói Phát Diệm đậm nét cổ xưa với hơn 115 tuổi ở Ninh Bình 4 Năm xây dựng được ghi trên mái ở chính gian giữa của cây cầu  Công cuộc lấn biển mở đất diễn ra trong thời gian dài, cùng với việc lấn đất bãi bồi ven biển mở làng, ông đã cho xây dựng hệ thống thủy lợi để dẫn nước ngọt về thau chua rửa mặn. Trong đó, dòng sông Ân trữ tình chảy qua thị trấn Phát Diệm cũng là công trình thủy lợi chính dùng để cung cấp nước tưới tiêu ruộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cả vùng.  Ngắm cầu ngói Phát Diệm đậm nét cổ xưa với hơn 115 tuổi ở Ninh Bình 5 Đây là hình ảnh cầu ngói Phát Diệm từ thời xưa  Lúc này, lại một vấn đề nan giải cần phải tính toán chính là việc qua lại giữa hai bên bờ gặp chút khó khăn. Nguyễn Công Trứ đã quyết định cho xây dựng cây cầu nối đôi bờ sông Ân. - Ảnh: (static.panoramio.com)
Cầu ngói Phát Diệm (thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) được xây dựng từ năm 1902, bắc qua sông Ân thơ mộng với mục đích giao thương, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân thời đó - Ảnh: Static/Panoramio.com
Nếu đã từng có dịp đến Kim Sơn, du lịch Ninh Bình bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sự độc đáo của các công trình kiến trúc nơi đây. Một nhà thờ đá Phát Diệm có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Đông Á và Tây Âu. Một ngôi chùa Nhất Trụ tồn tại bao năm qua với một cột đá khắc kinh Phật. Và hẳn sẽ là thiếu sót nếu bạn bỏ qua Cầu Ngói Phát Diệm khi có dịp ghé thăm vùng đất thiên tình Ninh Bình này.     Cầu ngói Phát Diệm soi bóng bên dòng sông Ân hiền hòa  Cầu ngói Phát Diệm soi bóng bên dòng sông Ân hiền hòa - Ảnh: Nguyễn Thành Đô     Có lẽ nhắc đến Chùa Cầu không ai lại không nhớ đến Hội An. Cầu Ngói Phát Diệm cũng là một công trình kiến trúc độc đáo như vậy của Ninh Bình. Cầu vừa mang ý nghĩa giao thương, thỏa mãn nhu cầu đi lại hằng ngày cho người dân giữa đôi bờ sông Ân lại vừa là một thông điệp văn hóa và là mái đình trong tâm thức người dân Kim Sơn.     Vẻ bình yên bên cầu ngói Phát Diệm  Vẻ bình yên bên cầu ngói Phát Diệm - Ảnh: Sưu tầm.     Huyện Kim Sơn xưa kia vùng đất sình lầy ven biển, ông Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) là người có công lớn trong việc khai sinh, mở rộng và ghi danh vùng đất này lên bản đồ Việt Nam. Trong thời gian lấn biển mở đất nơi đây, cùng với việc lấn đất bãi bồi ven biển mở làng, ông đã cho xây dựng hệ thống thủy lợi để dẫn nước ngọt về thau chua rửa mặn. Sông Ân chảy qua thị trấn Phát Diệm là một công trình thủy lợi được ông cho xây dựng trong nhiều năm, lấy nước ngọt từ đầu nguồn về đây rửa mặn để người dân sản xuất được thuận lợi.     Cầu có kiến trúc cổ xưa và được làm hoàn toàn từ gỗ  Cầu có kiến trúc cổ xưa và được làm hoàn toàn từ gỗ - ảnh: Sưu tầm.     Nhưng có một vấn đề xảy ra từ khi có con sông này, là việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, Nguyễn Công Trứ đã cho xây dựng cây cầu nối đôi bờ sông Ân. Ban đầu cầu được xây dựng bằng thân những cây to, những tấm gỗ lớn, cầu rộng để cho người dân đi lại thoải mái. Do thời gian, đến năm 1902 cây cầu này được thay thế bằng một cây cầu ngói, chính là cây cầu ngói ngày nay. Cây cầu ngói có kiến trúc cổ xưa được làm hoàn toàn bằng gỗ, bên trên lợp ngói để che mưa, che nắng, gắn với ký ức tuổi thơ và là nơi hẹn hò của đôi lứa Kim Sơn ngày nay.     Năm 1902 cầu được thay bằng cây cầu ngói, chính là cây cầu ngói hiện nay  Năm 1902 cầu được thay bằng cây cầu ngói, chính là cây cầu ngói hiện na - Ảnh: Nguyễn Thành Đô
Cầu dài là 36m, chiều rộng 3m, có hình cầu vồng gồm 3 nhịp và 4 gian. Phần mái được lợp bằng ngói, nền được lát bằng đá, các bộ phận khác như: cột, kèo, vì, khóa gian, rui, mè... đều được làm bằng gỗ lim - Ảnh: Nguyễn Thành Đô
Cầu có dáng cong cầu vồng, hai bên là hai hàng cột gỗ và những song gỗ lim làm lan can  chắc chắn. Cầu có 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian. Chiều dài là 36m, chiều rộng là 3m. Phần trên là mái che lợp ngói đỏ truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Từng thanh lan can, cột chống theo năm tháng đều nhẵn bóng và in dấu thời gian. Phía hai bên đầu cầu có các bậc tam cấp, chỉ người đi bộ mới qua được cầu.     Từng thanh lan can, cột chống, theo tháng năm đã nhẵn bóng và in dấu thời gian  Từng thanh lan can, cột chống, theo tháng năm đã nhẵn bóng và in dấu thời gian - Ảnh: Sưu tầm .     Cầu dài 36m, rộng 3m, với 3 nhịp mỗi nhịp có 4 gian  Cầu dài 36m, rộng 3m, với 3 nhịp mỗi nhịp có 4 gian - Ảnh: Sưu tầm.     Theo thời gian cây cầu chịu nhiều sự phá hủy nặng nề. Từ năm 1984 những tấm gỗ sàn cầu không đủ sức chịu được tải trọng nên nó được thay bằng sàn bê tông. Cầu có hai nhịp, hai bên thành là lan can, hai bên đầu cầu có bậc tam cấp nối xuống đường và bước xuống dòng sông.

Năm 2018, cầu ngói Phát Diệm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh - Ảnh: Nam Toàn

An Huỳnh (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI