5 bước nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc cho bé

29/08/2015 - 15:42

PNO - Chân thành lắng nghe, cho phép trẻ thổ lộ và dạy trẻ cách giải quyết vấn đề gốc là cách cơ bản để giúp trẻ thông minh về cảm xúc.

1. Hiểu và đồng cảm với cách nhìn của trẻ

Ngay cả khi bạn không thể giúp gì được nếu con bạn thấy buồn, bạn vẫn có thể làm một việc là đồng cảm với nỗi buồn ấy. Chỉ cần được người khác thấu hiểu cũng đủ giúp con người quên đi những cảm xúc tiêu cực.

Đồng cảm, chia sẻ nghĩa là bạn nhìn mọi việc theo cách tập cận của con bạn. Trẻ có thể làm theo những điều bạn nói nhưng vẫn sẽ giữ cách nhìn của riêng mình. Ai cũng hiểu rõ cảm giác tuyệt vời thế nào khi vị trí của chúng ta trong gia đình, trong xã hội được thừa nhận.

5 buoc nuoi duong tri thong minh cam xuc cho be

Về mặt khoa học, cảm giác được người khác thấu hiểu sẽ kích thích các chất có tác dụng xoa dịu. Sử dụng cách này để con bạn cảm thấy được xoa dịu cũng sẽ giúp trẻ tự xoa dịu chính mình khi lớn lên. Hơn nữa, nếu thường xuyên nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ cha mẹ, trẻ sẽ học được cách cảm thông, chia sẻ với mọi người. Nhiệm vụ của cha mẹ là giúp trẻ hình thành trải nghiệm và tìm ra nguyên nhân dẫn tới cảm xúc đó. Đối với trẻ, chỉ cần biết có thể gọi tên được cảm xúc sẽ giúp trẻ rất nhiều trong quá trình học cách kiểm soát cảm xúc sau này.

Một số câu nói thể hiện sự đồng cảm của bạn với trẻ:

- Mẹ biết thật khó để dừng chơi và vào bàn ăn tối lúc này nhưng quả thực là đã đến giờ ăn rồi đấy con.

- Không phải là con luôn ước mẹ có thể dành trọn thời gian chỉ cho con thôi sao?

- Con chắc cảm thấy thất vọng lắm vì trời đang mưa rồi.

- Con muốn thức khuya như các anh lớn chứ gì, mẹ biết mà.

2. Cho phép trẻ bày tỏ cảm xúc

Trẻ chưa thể phân biệt được cảm xúc và “bản ngã” của chúng. Hãy chấp nhận cảm xúc của trẻ hơn là phủ nhận hoặc hạn chế nó. Hai việc sau có thể khiến trẻ hiểu sai rằng một số cảm xúc là đáng xấu hổ, không thể chấp nhận được.

5 buoc nuoi duong tri thong minh cam xuc cho be

Không chấp nhận sự giận dữ hay nỗi sợ hãi của trẻ không giúp trẻ ngừng sợ hãi hay giận dữ. Thậm chí, nó còn khiến trẻ kìm nén cảm xúc. Điều này thật nguy hiểm bởi càng kìm nén, cảm xúc sẽ có dịp bùng nổ và gây hậu quả khôn lường tới tâm lý, cách hành xử sau này của trẻ. Thay vào đó, hãy dạy trẻ cảm xúc là những gì có thể hiểu được, là một phần của con người, ngay cả khi hành động bị giới hạn.

Về mặt khoa học, sự chấp nhận của bạn giúp trẻ chấp nhận chính những cảm xúc của mình, từ đó cho phép trẻ tự xử lý cảm xúc và bước tiếp một cách đĩnh đạc. Ngoài ra, việc bạn cho phép trẻ thể hiện cảm xúc sẽ giúp trẻ hiểu rằng những cảm xúc đó không hề nguy hiểm không đáng xấu hổ mà đó là thứ ai cũng có và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Trẻ sẽ nhận ra ngay cả những phần khó chịu nhất trong con người trẻ vẫn có thể được cảm thông, được chấp nhận vì đó chính là con người trẻ.

Một số câu nói thể hiện sự cho phép trẻ thể hiện cảm xúc:

- Anh làm hỏng đồ chơi của con, chắc con phải tức lắm. Nhưng mà chúng ta không đánh nhau. Sao con không tới gặp anh và mẹ sẽ giúp con nói với anh rằng con đang cảm thấy thế nào.

- Con có vẻ lo lắng về buổi dã ngoại hôm nay. Hồi trước, mẹ cũng hay bị lo lắng như thế đấy. Con có muốn mẹ chia sẻ về chuyện này không?

- Trông con mới giận dữ làm sao! Sáng nay có vẻ mọi việc đều chẳng đâu vào đâu cả. Mẹ không biết liệu con có cần khóc một chút không? Đôi khi ai cũng cần khóc đấy. Hãy ngồi vào lòng ba và con có thể khóc bao lâu tùy ý.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI