5 bí quyết giao tiếp với con trẻ

27/07/2013 - 14:35

PNO - PNCN - Bạn và con trẻ: hai thế giới khác nhau, hai quan điểm khác nhau và một khoảng cách lớn có thể làm cho giao tiếp trở nên khó khăn. Bạn càng căng thẳng với trẻ, trẻ càng phòng thủ và trốn trong vỏ bọc của mình, trẻ phản ứng...

Dưới đây là năm bí quyết để giao tiếp với trẻ đang trải qua giai đoạn vị thành niên đầy khó khăn.

5 bi quyet giao tiep voi con tre

1. Lắng nghe. Dù có bất kỳ khó khăn nào xảy ra, hãy cố gắng để bắt đầu mọi tương tác với con trẻ bằng sự hiểu biết, ngay cả khi bạn không hoàn toàn đồng ý với trẻ. Bắt đầu bằng sự hiểu biết và cố gắng đặt mình vào vị trí của con trẻ trước khi nói với trẻ những gì cần phải thay đổi.

2. Tránh xúc động. Cảm xúc là kẻ thù của bạn khi bạn đang cố gắng hiểu con trẻ. Tự nhắc nhở mình rằng những gì trẻ nói và làm không ảnh hưởng đến bạn. Bạn có thể không thích cách trẻ cư xử hoặc cách trẻ suy nghĩ, nhưng giữ cảm xúc trong lòng, ngay cả khi hành vi của trẻ ảnh hưởng đến bạn. Đây là điều không dễ dàng nhưng là một kỹ năng bạn có thể học.

3. Đặt câu hỏi tò mò... tránh các câu hỏi dồn. Yêu cầu con trẻ cho ý kiến và cùng hợp tác. Hãy để cho trẻ thấy rằng bạn tin tưởng và không giận khi chúng đang gặp khó khăn trong cuộc sống, trẻ sẽ tự tin hơn. Đừng đặt câu hỏi dồn dập để đưa trẻ vào thế phòng thủ như: tại sao, chuyện gì…Thay vào đó, hãy thử trò chuyện và để con bạn biết rằng vấn đề sẽ được giải quyết, bạn đang giúp bé tìm ra các giải pháp và bé sẽ là người giải quyết các vấn đề mà mình đã gây ra.

Lắng nghe một cách cởi mở những gì trẻ nói và yêu cầu trẻ suy nghĩ nghiêm túc về việc trẻ sẽ làm gì và quyết định như thế nào.

4. Hãy rộng lượng, bình tĩnh. Khi bạn cần con trẻ làm gì đó để bạn cảm thấy tốt hơn, hãy đặt mình vào vị trí của trẻ. Khi bạn không cố gắng kiểm soát và chửi mắng trẻ, trẻ sẽ phải tự vật lộn với chính mình hơn là với bạn.

5. Đừng làm bất cứ điều gì khi đang mất bình tĩnh. Một nguyên tắc nhỏ là đừng làm, đừng nói bất cứ điều gì cho đến khi bạn và con trẻ bình tĩnh lại. Có thể mất vài phút hoặc lâu hơn nếu cần. Khi những cảm xúc lắng xuống, bạn có thể nói chuyện với con trẻ.

Nếu bạn cố gắng nói chuyện với con và trẻ nổi nóng hoặc bỏ đi, thì đây là lúc bạn phải bình tĩnh và không vướng vào cuộc tranh cãi.

Nguyễn Hòa
Theo http://www.empoweringparents.com/

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI