47 năm ASEAN và thách thức mang tên Trung Quốc

08/08/2014 - 11:28

PNO - PN - Năm nay, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) kỷ niệm lần thứ 47 ngày thành lập hiệp hội trong bối cảnh 10 nước thành viên bước vào giai đoạn nước rút để hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015.

edf40wrjww2tblPage:Content

Trong khi Myanmar, Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014, tăng tốc các công việc chuẩn bị cho ngày khai mạc Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vào 8/8, đã nổi lên vấn đề “khó xử” đối với nước chủ nhà - hành động ngang ngược của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông đe dọa biến các cuộc họp của ASEAN thành cuộc đấu khẩu giữa các nước thành viên phản đối hoặc ủng hộ Bắc Kinh.

47 nam ASEAN va thach thuc mang ten Trung Quoc

Đầu tháng 5/2014, TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương - 981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, khiến dư luận thế giới phẫn nộ - Ảnh minh họa: Reuters/Xinhua

Nước Chủ tịch ASEAN Myanmar ngày càng thoát khỏi ảnh hưởng độc tôn của TQ để hướng về khu vực và phương Tây, thể hiện qua cải cách dân chủ đang diễn ra ở nước này, cũng như vai trò của Myanmar trong các hội nghị khu vực vừa qua, đặc biệt là khi nước này chủ trì Hội nghị thượng đỉnh ASEAN “đầy sóng gió” hồi tháng 5/2014. Lần này, vấn đề Biển Đông một lần nữa thử thách sự kiên định của Myanmar trong chính sách đối ngoại.

Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương cho biết, trước chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Diễn đàn khu vực ASEAN, Washington kêu gọi không nói chuyện “lý thuyết cao siêu”, mà hãy theo “lương tri”. Ưu tiên đối với ông Kerry tại diễn đàn sẽ là giảm căng thẳng ở Biển Đông, nơi diễn ra hoạt động thương mại hàng hải trị giá 5.000 tỷ USD mỗi năm. Ngoại trưởng John Kerry sẽ gây sức ép theo hướng đề nghị “đóng băng” các hành động làm trầm trọng thêm tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông như đe dọa sử dụng vũ lực quân sự và bán quân sự, hăm dọa hay nỗ lực cưỡng chế, cũng như chấm dứt các hoạt động cải tạo đất, bất chấp việc Bắc Kinh bác bỏ đề nghị này.

TQ cũng tham gia vào các cuộc họp của ARF, trước đó bác bỏ ý tưởng “đóng băng” của Mỹ. “Những gì TQ làm hoặc không làm là tùy thuộc vào chính phủ TQ”, Vụ phó Vụ Biên giới hải đảo, Bộ Ngoại giao TQ Dịch Tiên Lương ngang ngược tuyên bố.

 QUẾ LÂM

(Theo Reuters, The Diplomat, AFP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI