45% trẻ em Afghanistan bị còi cọc

04/04/2024 - 16:31

PNO - Tình trạng dinh dưỡng kém đang tràn lan ở một quốc gia bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, nhân đạo và khí hậu hơn hai năm sau khi Taliban nắm quyền.

Roya, bà mẹ 35 tuổi (trong ảnh) cho biết, bé Bibi Aseya 9 tháng tuổi đã phải nhập viện 3 lần ở tỉnh Badakhshan xa xôi do thiếu dinh dưỡng, hay bệnh.
Roya, bà mẹ 35 tuổi (trong ảnh) cho biết, bé Bibi Aseya 9 tháng tuổi đã phải nhập viện 3 lần ở tỉnh Badakhshan xa xôi do thiếu dinh dưỡng, hay bệnh.

Dinh dưỡng kém đang tràn lan ở một đất nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, nhân đạo và khí hậu 2 năm rưỡi kể từ khi Taliban trở lại nắm quyền. Theo Liên Hợp Quốc, 10% trẻ em dưới 5 tuổi ở Afghanistan bị suy dinh dưỡng và 45% bị còi cọc, nghĩa là các em nhỏ so với độ tuổi một phần do dinh dưỡng kém. Daniel Timme, giám đốc truyền thông của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết Afghanistan là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thấp còi cao nhất thế giới. “Nếu không được phát hiện và điều trị trong vòng hai năm đầu đời của trẻ, tình trạng thấp còi sẽ không thể phục hồi và trẻ bị ảnh hưởng sẽ không bao giờ có thể phát triển hết tiềm năng về tinh thần và thể chất. Đây không chỉ là bi kịch đối với cá nhân đứa trẻ mà chắc chắn sẽ tác động tiêu cực nặng nề đến sự phát triển của cả nước khi cứ 5 đứa trẻ thì có hơn 2 đứa trẻ bị ảnh hưởng” - ông nói.
Theo Liên Hợp Quốc, 10% trẻ em dưới 5 tuổi ở Afghanistan bị suy dinh dưỡng và 45% bị còi cọc, nghĩa là các em trông nhỏ so với độ tuổi do dinh dưỡng kém.
 Daniel Timme, giám đốc truyền thông của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết Afghanistan là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thấp còi cao nhất thế giới. “Nếu không được phát hiện và điều trị trong vòng hai năm đầu đời của trẻ, tình trạng thấp còi sẽ không thể phục hồi và trẻ bị ảnh hưởng sẽ không bao giờ có thể phát triển hết tiềm năng về tinh thần và thể chất. Đây không chỉ là bi kịch đối với cá nhân đứa trẻ mà chắc chắn sẽ tác động tiêu cực nặng nề đến sự phát triển của cả nước khi cứ 5 đứa trẻ thì có hơn 2 đứa trẻ bị ảnh hưởng” - ông nói.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết Afghanistan là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thấp còi cao nhất thế giới. Nếu không được phát hiện và điều trị trong vòng 2 năm đầu đời của trẻ, tình trạng thấp còi sẽ không thể phục hồi. Trẻ sẽ không bao giờ có thể phát triển hết tiềm năng về tinh thần và thể chất. Đây không chỉ là bi kịch đối với cá nhân đứa trẻ mà chắc chắn sẽ tác động tiêu cực nặng nề đến sự phát triển của cả nước.

Các tổ chức phi chính phủ cho biết, sự thuyên giảm viện trợ quốc tế và các chuyên gia y tế rời khỏi đất nước đã làm suy yếu hệ thống y tế vốn dễ bị tổn thương, phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng đặc biệt. Hasina, 22 tuổi và chồng cô, Nureddin, là tình nguyện viên tại một trong hàng trăm trạm y tế dựa vào cộng đồng được UNICEF hỗ trợ ở Badakhshan, một khu vực miền núi giáp Pakistan, Tajikistan và Trung Quốc. Cặp đôi này là nguồn sống ban đầu cho hơn 1.000 cư dân của làng Gandanchusma. “Chúng tôi tập hợp phụ nữ và trẻ em lại và cân các em bé. Nếu các em bị suy dinh dưỡng, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giới thiệu chúng đến phòng khám cách đó 30 phút đi bộ - Hasina nói. Cô nói thêm, nhiều đứa trẻ suy dinh dưỡng do các bệnh lây truyền qua đường nước hơn.
Hasina, 22 tuổi và chồng cô, Nureddin, là tình nguyện viên tại một trong hàng trăm trạm y tế dựa vào cộng đồng được UNICEF hỗ trợ ở Badakhshan, một khu vực miền núi giáp Pakistan, Tajikistan và Trung Quốc. Cặp đôi này đã hỗ trợ cho hơn 1.000 cư dân của làng Gandanchusma. Họ cân các em bé và nếu các em bị suy dinh dưỡng, họ sẽ hỗ trợ và giới thiệu chúng đến phòng khám cách đó 30 phút đi bộ.

Cô nói thêm, nhiều đứa trẻ suy dinh dưỡng do các bệnh lây truyền qua đường nước hơn.
Trẻ suy dinh dưỡng dễ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường nước hơn. Nhiều đứa trẻ trở nên nguy kịch do sức khoẻ kém.

Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, gần 80% người dân ở Afghanistan không được tiếp cận đầy đủ nước sạch. “Những phụ nữ có trình độ học vấn có thể đun nước, pha thuốc hoặc làm thuốc tự chế, nhưng những phụ nữ không có trình độ học vấn thì khả năng kém hơn” - Hasina nói.
Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, gần 80% người dân ở Afghanistan không được tiếp cận đầy đủ nước sạch.

Trong một báo cáo gần đây của LHQ đã cảnh báo về sự yếu kém của ngành y tế Afghanistan. LHQ đã nhấn mạnh tác động quá lớn đối với phụ nữ vì những hạn chế đối với việc đi lại, giáo dục và việc làm của họ do Taliban áp đặt. Những hạn chế đối với việc đi lại, giáo dục và việc làm của phụ nữ đã thách thức cả về xã hội và kinh tế, góp phần gây ra tình trạng suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ.
Trong một báo cáo gần đây của LHQ đã cảnh báo về sự yếu kém của ngành y tế Afghanistan. Những hạn chế đối với việc đi lại, giáo dục và việc làm của phụ nữ đã thách thức cả về xã hội và kinh tế, góp phần gây ra tình trạng suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ.

“Ở cấp làng, chúng tôi gặp khó khăn vì có nhiều bà mẹ mù chữ. Chúng tôi cần thêm nhân viên y tế và cộng đồng để nâng cao nhận thức của người dân, phân phối thuốc cho trẻ em suy dinh dưỡng và cung cấp tư vấn về kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe” - Amina, một cư dân khác của Khairabad, cho biết.
"Chúng tôi gặp khó khăn vì có nhiều bà mẹ mù chữ. Chúng tôi cần thêm nhân viên y tế và cộng đồng để nâng cao nhận thức của người dân, phân phối thuốc cho trẻ em suy dinh dưỡng và cung cấp tư vấn về kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe” - Amina, một cư dân của Khairabad, cho biết.

Thảo Nguyễn (Aljazeera)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI