40 nữ tù nhân Saudi Arabia bị gia đình chối bỏ

11/12/2014 - 14:48

PNO - PNO – Bốn mươi phụ nữ Saudi Arabia được tha khỏi nhà tù nhưng bị gia đình từ chối nhận hiện đang phải sống trong một khu nhà tạm của Bộ các vấn đề xã hội.

edf40wrjww2tblPage:Content

40 nu tu nhan Saudi Arabia bi gia dinh choi bo

Một phụ nữ Ai Cập bị đánh 300 roi vì bất đồng trong làm ăn với một thành viên hoàng gia Saudi Arabia - Ảnh: Arab Digest

Thông tin trên được ông Mohammad Al-Zahrani, chủ tịch Ủy ban quốc gia về tù nhân, gia đình tù nhân và cựu tù nhân cho biết. Ông cũng nói thêm rằng Ủy ban này hiện đang thiếu trầm trọng ngân quỹ để giải quyết những trường hợp tương tự.

Trong khi đó, phát ngôn viên của Giám đốc trại giam, Đại tá Ayoub bin Nuhait, nói rằng chỉ 1% các gia đình có thành viên là nữ tù nhân được trả tự do từ chối đón nhận họ. Các nhân viên xã hội và các nhà tâm lý luôn làm việc với tù nhân và gia đình họ ngay từ lúc họ bị bắt vào tù. Khi một phụ nữ ra tù bị gia đình từ chối nhận, họ sẽ được các nhân viên hoạt động xã hội giúp đỡ để giải quyết các vấn đề cần thiết. Theo ông, ban giám đốc nhà tù đang cố gắng nâng cao nhận thức của cộng đồng rằng những người được trả tự do không phải là những thành phần “hư hỏng” của xã hội và tất cả họ “đã được cải tạo”.

Được biết, những người này trước đây bị buộc tội hình sự chỉ vì họ dám đi làm hoặc đăng ký học đại học, điều vốn không được phép theo luật Hồi giáo (Sharia). Nhưng gần đây, Bộ trưởng Nội vụ, Hoàng tử Naif bin Abdulaziz, người nhậm chức từ năm 2012, đã thay đổi điều này và cho phép những người trẻ tuổi tham gia những công việc dân sự, thậm chí cả trong lĩnh vực quân sự.

40 nu tu nhan Saudi Arabia bi gia dinh choi bo

Trụ sở Bộ các vấn đề xã hội Saudi Arabia - Ảnh: Arab News

Ủy ban quốc gia về tù nhân được giao trách nhiệm trợ cấp cho những người được ra tù từ một quỹ do Bộ tài chính tài trợ. Ủy ban sẽ cung cấp học phí cho việc học nghề hoặc mở những lớp dạy nghề may thêu hay kim hoàn ngay trong nhà tù để họ có thể tham gia vào thị trường lao động sau khi được trả tự do.

Saudi Arabia là một quốc gia không có Hiến pháp riêng. Đất nước này được điều hành bởi Quốc vương và một Hội đồng gồm hầu hết những người trong Hoàng tộc Saud dựa trên kinh Koran và Luật Cơ bản (được xem như là Hiến pháp của đất nước) thông qua năm 1992 mà trong đó chủ yếu căn cứ luật Sharia. Là một quốc gia rộng lớn và giàu có bậc nhất khu vực Trung Đông nhờ nguồn lợi dầu mỏ, tuy nhiên, Saudi Arabia vẫn là một trong số rất ít các quốc gia chưa phê chuẩn Tuyên ngôn LHQ về quyền con người. Quốc gia này là đất nước duy nhất trên thế giới cấm phụ nữ lái xe. Theo báo Telegraph, đầu năm nay, một phụ nữ đã bị phạt 150 roi do vi phạm lệnh cấm này.

BẢO NGÂN
(Theo Arabnews)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI