4 thói quen ăn uống của cha mẹ vô tình gây họa không ngờ cho con

10/06/2016 - 06:46

PNO - Muốn con ăn được nhiều, nhiều mẹ đã tạo cho trẻ những thói quen ăn uống mà không lường trước được hậu quả.

Thói quen ăn uống của trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ đến khi trưởng thành. Tuy nhiên các bậc cha mẹ luôn băn khoăn và gặp nan giải trong vấn đề ăn uống của con, làm thế nào để bé ăn uống khoa học để đảm bảo sự phát triển của trẻ? Nhiều thói quen tưởng chừng như vô hại lại được các mẹ áp dụng lại vô tình hại đến con.

Cho trẻ ăn quá no

Nhiều mẹ luôn quan điểm rằng trẻ ăn nhiều thì sẽ lớn nhanh nên luôn ép trẻ ăn no mới yên tâm. Nhưng nếu lượng thức ăn quá nhiều, dịch tiêu hóa sẽ không tiết ra kịp sẽ gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

Bên cạnh đó, khi ăn quá no phần lớn lượng máu trong cơ thể chuyển đến đường ruột, máu để cung cấp cho đại não bị thiếu hụt, về lâu dài não bị mệt mỏi.

4 thoi quen an uong cua cha me vo tinh gay hoa khong ngo cho con
Ảnh mang tính minh họa: Internet

Đầu năm 2016, một bé trai 5 tuổi người Trung Quốc đã bị chết vì ăn quá no, bài học đau lòng đó như một lời cảnh tỉnh các phụ huynh. Bé đã nghe lời cô giáo ăn hết bữa trưa dù rất no. Tuy nhiên, đến giờ ngủ trưa, bé có biểu hiện khó chịu do trướng bụng, các cô giáo trông lớp chủ quan lại dỗ dành bé ngủ ngoan. Bé trai đã thiếp ngủ và mãi mãi không tỉnh giấc do thức ăn nghẹn ở khí quản khiến bé tử vong.

Vì vậy, cha mẹ nên bố trí số bữa ăn, giờ ăn, lượng cơm, thức ăn trong một lần ăn cho trẻ.

Cho trẻ vừa ăn vừa chơi với các thiết bị công nghệ

4 thoi quen an uong cua cha me vo tinh gay hoa khong ngo cho con
Việc cho trẻ vừa ăn vừa xem ti vi sẽ làm phân tán khả năng chú ý của bé - Ảnh minh họa

Nhiều mẹ thường cho con vừa ăn vừa xem các chương trình thiếu nhi trên các thiết bị công nghệ như Smartphone, ti vi, Ipad… như một cách để bé ăn được nhiều và ăn ngoan hơn. 

Việc cho trẻ vừa ăn vừa xem ti vi sẽ làm phân tán khả năng chú ý của bé khiến bé như một cỗ máy chỉ biết há miệng, nhai và nuốt. Việc này sẽ ảnh hưởng đến sự ngon miệng và ảnh hưởng đến sự tiết acid dạ dày và tiết enzyme, khiến cho thức ăn không thể tiêu hóa hoàn toàn.

Chị Lê Thị H. (Ba Đình, HN) chia sẻ: “Bé nhà tôi biếng ăn, dỗ cách nào cháu cũng không chịu ăn, nhưng cứ bật quảng cáo hay phim hoạt hình lên là cháu ăn. Từ đó, tôi duy trì thói quen mỗi khi cho con ăn. Nhìn con béo lên, tôi cũng mừng. Nhưng nhiều lúc cháu mải xem quá, gọi mãi cháu cũng không thưa. Giờ thì chậm nói”.

Cho trẻ vừa ăn vừa uống nước

4 thoi quen an uong cua cha me vo tinh gay hoa khong ngo cho con
Vừa ăn vừa uống nước làm cho dạ dày trẻ tiêu hóa khó khăn hơn - Ảnh minh họa

Đây là giải pháp được nhiều phụ huynh áp dụng. Tuy nhiên, đó lại là một thói quen không hề tốt chút nào cho trẻ mà cha mẹ cần loại bỏ ngay.

Nước uống chỉ ở trong dạ dày khoảng 5 phút nên nếu uống nước trong khi ăn sẽ hòa loãng và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến dạ dày tiêu hóa khó khăn hơn. Ngoài ra, vừa ăn vừa uống sẽ khiến món ăn không được nhai kỹ và không được hấp thụ và không tốt cho dạ dày.

Chỉ cho trẻ ăn chất đạm

Nhiều mẹ tẩm bổ cho con bằng cách cho thật nhiều thịt, cá, trứng, chim… vào nấu cháo cho trẻ.

Thực tế, bổ sung nhiều đạm sẽ gây gánh nặng cho thận, lại gây táo bón. Trong bữa ăn, đạm chỉ được hấp thu tốt nhất khi có tỷ lệ cân đối với bột đường và chất béo.

4 thoi quen an uong cua cha me vo tinh gay hoa khong ngo cho con
Bổ sung nhiều chất đạm dễ bị tóa bón - Ảnh minh họa

Nhiều trường hợp trẻ không tăng cân được vì thừa đạm. Chị Gia Linh (Thanh Xuân, HN) chia sẻ: “Tôi có con gái 3 tuổi, thấy bé hơi còm nên tích cực bổ sung các loại hải sản, thịt… vào khẩu phần ăn của con. Thấy con ăn được nhiều thức ăn hơn cơm, tôi cũng yên tâm phần nào. Nhưng sau một thời gian dài, tooi thấy con không béo lên được lại hay bị táo bón. Đưa bé đi khám, bác sĩ bảo có thể do bé ăn quá nhiều đạm khó tiên hóa".

Làm thế nào để biết trẻ ăn đủ đạm? Theo khuyến cáo của Tổ chức kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, trẻ 1-3 tuổi cần 13 g và trẻ 4-8 tuổi cần 19 g đạm mỗi ngày. Ví dụ, trong 100 g thịt lợn nạc chứa 18 g đạm; 100 g đậu xanh chứa 20 g đạm; 100 g đậu nành chứa 35-40 g đạm; trong 100 g sữa bột trẻ em có 10-26 g đạm.

Nhật Hạ (T/H)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI