4 kỹ năng sinh tồn cơ bản mọi đứa trẻ cần biết

04/04/2016 - 09:00

PNO - Rèn luyện các kỹ năng sinh tồn càng sớm càng tốt giúp bảo vệ con trước kẻ xấu hay những tình huống không lường trước.

Kỹ năng sinh tồn là nhân tố quyết định sự an toàn tính mạng trong hầu hết các tình huống nguy hiểm đột xuất. Vì thế bên cạnh các kỹ năng sống khác, dạy con kỹ năng sinh tồn nên là một trong những ưu tiên hàng đầu của cha mẹ.

Dưới đây là 4 kỹ năng mà mọi đứa trẻ cần được hướng dẫn.

1. Làm gì khi bị lạc đường

Khi bị lạc trẻ thường rất hoảng loạn, và thông thường bản năng của chúng là sẽ đi tìm bố mẹ. Tuy nhiên việc tốt nhất trẻ nên làm lúc đó là dừng lại. Bạn cần phải nhấn mạnh rằng, bố mẹ biết con đang rất sợ hãi, nhưng lúc đó bố mẹ cũng đang cố gắng tìm con bằng mọi cách và nếu con cứ tiếp tục di chuyển thì chúng ta sẽ gặp càng khó gặp nhau hơn.

Bạn nên nghĩ đến việc trang bị cho trẻ một chiếc điện thoại cơ bản nghe-gọi trong đó có sẵn số của bố mẹ. Khi đi ra ngoài, bạn nên chuẩn bị những “vật dụng sinh tồn” tối thiểu trong cặp hoặc túi quần, áo của trẻ. Còi, băng đô sáng màu... là những “vật dụng sinh tồn” cần thiết giúp người lớn dễ dàng tìm thấy trẻ hơn. Bạn nên tập thói quen đeo một chiếc còi trên cổ trẻ khi đi ra ngoài và hướng dẫn con cách sử dụng khi lạc đường hay cần giúp đỡ.

4 ky nang sinh ton co ban moi dua tre can biet
 

Thổi còi khi bị lạc đường giúp cha mẹ định vị trí của trẻ dễ dàng hơn.

2. Cách trả lời người gõ cửa khi ở nhà một mình

Thông thường, tốt nhất là không nên trả lời. Đó có thể là một tên trộm, kể bắt cóc trẻ em. Một khi cửa mở sẽ là cơ hội cho kẻ xấu vào nhà trong khi trẻ không có khả năng chống cự. Bạn cần hướng dẫn con cách đảm bảo an toàn trong nhà như: khóa các cửa sổ và cửa ra vào, hạ rèm cửa, bật tivi hoặc đài để tạo tiếng ồn. Một người có động cơ xấu sẽ phải cân nhắc lại việc đột nhập vào nhà nếu nghe thấy tiếng ồn bên trong, kể cả khi cửa nhà đã đóng khóa và không có ai trả lời.

4 ky nang sinh ton co ban moi dua tre can biet
 

Hướng dẫn con khóa cửa, kéo rèm và không trả lời người gõ cửa khi ở nhà một mình.

3. Làm gì trong trường hợp cần sự hỗ trợ y tế khẩn cấp

Từ khi còn nhỏ, trẻ cần được học cách gọi 115 để báo về các tình huống y tế khẩn cấp (thực hành giả định thôi nhé). Bạn nên dành thời gian giúp con luyện tập cuộc gọi, cách cung cấp thông tin và làm theo hướng dẫn của nhân viên tổng đài và sau đó chờ đội cấp cứu đến. Nếu đủ lớn trẻ nên biết cách chuẩn bị sẵn sàng trước khi đội y tế đến như: nhốt vật nuôi, bật điện trong và ngoài nhà nếu là ban đêm. Ngoài ra, trẻ từ 9 tuổi cần được học các lớp ngoại khóa về kỹ năng cấp cứu cơ bản, hồi sức tim phổi.

4 ky nang sinh ton co ban moi dua tre can biet
Dạy con thực hành trước cách gọi điện thoại khẩn cấp.

4. Cách nhận thức tình huống

Kỹ năng này có thể giúp trẻ tránh được rất nhiều tình huống nguy hiểm. Mục đích cốt lõi là giúp trẻ nhận thức về con người và sự vật xung quanh. Cha mẹ có thể giúp con quan sát và nhận thức tốt hơn – nhưng không làm chúng sợ, thông qua các chò trơi và hoạt động thể chất hàng ngày.

Ví dụ: khi lái xé, bạn có thể nói con miêu tả một tòa nhà hay phương tiện vừa đi qua. Dạy trẻ cách nhớ đường về nhà. Nói con nhắm mắt lại và miêu tả xem từng người trong phòng mặc đồ gì, màu sắc ra sao. Khuyến khích chúng nhìn biển số xe của những chiếc xe vừa đi qua và đoán xem: biển số xe thuộc tỉnh nào, tổng các số trên biển là bao nhiêu… Nhờ đó trẻ rèn luyện được khả năng quan sát và trí nhớ - một phần của những kỹ năng sinh tồn, sẽ rất có ích nếu chúng gặp tình huống khẩn cấp.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI