4 giai đoạn trong việc giáo dục trẻ theo sự thông thái của người Tây Tạng

08/04/2018 - 10:07

PNO - Trong vấn đề nuôi dạy trẻ, người Tây Tạng có một cái nhìn đặc biệt giúp phát triển một con người độc lập, có những quyết định đúng đắn và tôn trọng cha mẹ.

NgườiTây Tạng vốn nổi tiếng bởi sự kiên nhẫn, khôn ngoan và quan điểm riêng của họ trong tất cả các vực của đời sống con người. Vì vậy, trong vấn đề nuôi dạy trẻ em, người Tây Tạng cũng có một cái nhìn đặc biệt giúp phát triển một người độc lập, có những quyết định đúng đắn và tôn trọng cha mẹ.

Theo người Tây Tạng việc nuôi dạy đứa trẻ được chia ra làm 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Từ nhỏ đến 5 tuổi

4 giai doan trong viec giao duc tre theo su thong thai cua nguoi Tay Tang
Ảnh minh họa

Theo hệ thống giáo dục Tây Tạng, trong thời kỳ này đứa trẻ phải được đối xử như "một vị vua". Bạn không thể cấm đứa trẻ bất cứ điều gì chứ đừng nói là trừng phạt.

Ở tuổi này, đứa trẻ rất tò mò, năng động, sẵn sàng học hỏi và khám phá thế giới. Nhưng nó vẫn không biết làm thế nào để dựa vào kinh nghiệm của mình và xây dựng chuỗi logic. Vì vậy, nếu trẻ làm gì đó sai hoặc nguy hiểm, bạn cần phải thể hiện một vẻ sợ hãi và chuyển sự chú ý của nó sang một thứ khác. Cảm xúc là ngôn ngữ mà trẻ em hiểu tốt trong giai đoạn này.

• Nếu bạn quá bảo vệ con mình và nghiêm cấm nó nhiều ở tuổi này, thì có nghĩa là bạn ức chế hoạt động sống quan trọng của con và làm cho nó tuân theo mọi thứ một cách vô thức.

Giai đoạn 2: từ 5 đến 10 tuổi

4 giai doan trong viec giao duc tre theo su thong thai cua nguoi Tay Tang
Ảnh minh họa

Trong thời kỳ này, người ta nên đối xử với đứa trẻ như "một nô lệ", nhưng, tất nhiên, không có sự tàn ác. Vào thời điểm này, trí tuệ và tư duy logic phát triển đặc biệt tích cực, và nền tảng của nhân cách trong tương lai được hình thành.

Trong thời kỳ này, điều quan trọng là phải đặt cho trẻ các nhiệm vụ khác nhau, kiểm soát cách thức chúng thực hiện nhiệm vụ và dạy trẻ sẵn sàng với các hậu quả phát sinh từ việc không hoàn thành.

Đứa trẻ phải học cách chịu trách nhiệm về hành động của mình, phấn đấu cho những điều tích cực và tránh những điều tiêu cực. Vào lúc này, bạn không thể làm con bị chìm ngập trong kiến ​​thức: trẻ hấp thụ chúng nhanh hơn bao giờ hết.

• Nếu bây giờ, tiếp tục đối xử với đứa trẻ như "một vị vua", nó sẽ lớn lên non nớt, không thể chịu trách nhiệm cho hành động của mình và không có khả năng làm việc.

Giai đoạn 3: từ 10 đến 15 tuổi

4 giai doan trong viec giao duc tre theo su thong thai cua nguoi Tay Tang
Ảnh minh họa

Từ 10 đến 15 tuổi, điều quan trọng là phải đối xử "bình đẳng" với trẻ. Bạn biết rằng bạn có nhiều kinh nghiệm sống và kiến ​​thức, nhưng đối với trẻ được khẳng định quan điểm sống và thể hiện sức mạnh của ý kiến ​​của mình cũng là điều rất quan trọng.

Vì vậy, hãy giúp trẻ làm điều đó: hỏi ý kiến trẻ, quan tâm đến ý kiến ​​của trẻ, cổ vũ sự độc lập. Điều quan trọng là phải nhắc nhở, chứ không phải là ra lệnh và cấm, bởi vì ở giai đoạn này, tư tưởng độc lập được hình thành, độc lập trong cả công việc và hành động.

• Nếu bạn cấm tất cả mọi thứ, thì mối quan hệ sẽ tồi tệ hơn, và đứa trẻ có thể rơi vào tình huống nguy hiểm. Trái lại, quá bảo vệ trẻ, chúng sẽ phát triển không tự tin và phụ thuộc vào ý kiến ​​của người khác.

Giai đoạn 4: Từ 15 tuổi trở lên

4 giai doan trong viec giao duc tre theo su thong thai cua nguoi Tay Tang
Ảnh minh họa

Đến thời điểm này tính cách của đứa trẻ đã được hình thành. Bây giờ điều quan trọng là đối xử với anh ta với sự tôn trọng, cho lời khuyên, nhưng không dạy dỗ. Bạn sẽ gặt hái những thành quả lao động của mình và thấy rằng đứa trẻ đã trở nên tự lập, có phẩm chất và tự trọng, tôn trọng cha mẹ và tất cả những người xung quanh.

Thanh Hà

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI