Diễn đàn: Hôn nhân “mắc kẹt” - đâu là lối thoát?

34 năm bế tắc trong chiếc lồng hôn nhân

29/08/2024 - 10:32

PNO - Họ “mắc kẹt” trong hôn nhân, ở nhiều mức độ, tính chất riêng. Chất lượng hôn nhân xấu không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của vợ chồng mà cả con cái.

LTS: Bạn đọc thân mến, Báo Phụ nữ TPHCM số ra ngày 26/8 có bài viết Hết tình nhạt nghĩa, có nên cố đóng vai vợ chồng? phản ánh thực trạng khá phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay - hôn nhân của nhiều cặp vợ chồng đang rơi vào cảnh bế tắc. Hay nói cách khác, họ đang bị “mắc kẹt” trong hôn nhân, ở nhiều mức độ, tính chất riêng. Chất lượng hôn nhân xấu không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của vợ chồng mà cả con cái.

Bài viết trên sau khi đăng tải đã nhận được rất nhiều câu chuyện từ bạn đọc. Kể từ số báo này, Báo Phụ nữ TPHCM mở diễn đàn Hôn nhân “mắc kẹt” - đâu là lối thoát? nhằm chia sẻ đến bạn đọc những bài viết của người trong cuộc, qua trải nghiệm, mỗi người có cái nhìn, cách xử lý để tìm lối ra cho hôn nhân, cho cuộc đời mình.

Bài viết cho diễn đàn Hôn nhân “mắc kẹt” - đâu là lối thoát? xin bạn đọc gửi đến email: toasoan@baophunu.org.vn.

Mới đây, chị tìm đến Báo Phụ nữ TPHCM nhờ tư vấn và giới thiệu luật sư để chị tiến hành thủ tục ly hôn. Tuy nhiên, từ 14 năm trước, chị đã đến với báo, cũng với mục đích trên. Chị chia sẻ: “34 năm lấy chồng, chắc phải mấy trăm lần tôi tính ly hôn, nhưng tôi không thể thoát ra vì mang nhiều nỗi sợ. Ngày xưa thì tôi sợ các con không có cha; sau này thì có sui gia, cháu nội ngoại nên sĩ diện, sợ ảnh hưởng đến danh dự của mình và con, cháu”.

Ô sin cho nhà chồng

Chị tên N.H.P. - ở quận 6, là cựu sinh viên Văn khoa, Đại học Tổng hợp (Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn ngày nay). Chị lấy chồng - anh P.Q.M. - sau khi tốt nghiệp đại học và chồng chị là một thầy giáo được người quen mai mối. Ngày chị kết hôn, ai cũng nghĩ cuộc đời chị sang trang mới, sung sướng và hạnh phúc; bởi gia đình chồng chị giàu có, kinh doanh hàng may mặc rất thành công. “Đúng là đời tôi sang trang mới sau khi cưới, nhưng từ một cô sinh viên mới ra trường nhiều hoài bão, tôi trở thành một bà nội trợ. Tôi tưởng chỉ ở nhà vài tháng rồi đi làm, vậy mà đã 34 năm” - chị P. nói.

Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock

Lần nào đến với Báo Phụ nữ TPHCM, chị P. cũng trong tâm trạng bế tắc. Lần đến gần nhất là chị xin phép đi bệnh viện tái khám rồi tranh thủ ghé tòa soạn. Chị nức nở: “Tôi bị ung thư vú. Từ ngày phát hiện tới nay đã gần 5 năm, nhưng chưa lần nào chồng đưa tôi đi khám. Sống giữa đại gia đình hơn 20 người nhưng tôi rất cô độc. Mọi người chỉ quen với sự phục vụ của tôi”.

Ngày phát hiện bệnh, chị về nhà vẫn phải nấu ăn, dọn dẹp như thường lệ, dù trong lòng ngổn ngang, đau khổ. Chị chia sẻ với chồng. Nghe xong, anh hỏi cộc lốc “sao bệnh?”, khiến chị không biết trả lời thế nào. Vậy rồi thôi, không có sự quan tâm, chăm sóc nào khác từ người bạn đời. Còn các chị em chồng chỉ quan tâm tới chuyện chị “bệnh vậy rồi có nấu cơm được không?”. Thấy chị vẫn ráng gồng gánh việc nhà, mọi người nhanh chóng quên ngay căn bệnh của chị, xem như không có việc gì xảy ra. Việc nhà đầu tắt mặt tối, 1 năm chị chỉ được “nghỉ phép” vào những ngày đi bệnh viện.

Chị P. cho biết, sau khi kết hôn 7 tháng, chị đã nghĩ tới chuyện ly hôn, vì chị phát hiện chồng không chỉ ít nói, khô khan (trước đó chị nghĩ vì anh là giáo viên toán nên có tính cách vậy) mà còn rất cộc cằn, gia trưởng, tính toán chi li, đặc biệt lại có tính vũ phu. Vợ chồng chị sống cùng 4 gia đình anh chị em khác, mỗi gia đình nhỏ được ba má chồng cho ở 1 tầng trong nhà.

Ban đầu, anh M. hứa hẹn: “Em ở nhà làm dâu vài tháng rồi anh sẽ xin việc cho em”. Hằng ngày, chị cùng mẹ chồng nấu ăn, dọn dẹp và lau 5 tầng lầu. Chị chưa kịp đi làm thì mang thai. Mẹ chồng quyết “sinh con xong rồi tính”. Chị P. tâm sự: Khi đó, tôi tù túng và áp lực kinh khủng. Bầu bí nghén nặng vẫn phải nấu cơm, rửa chén, lau nhà. Mở miệng than thì chồng nạt “Làm như chỉ mình em biết mang bầu. Chồng đi làm về mệt, em nói được chuyện gì vui thì nói, không thì im đi”.

Chồng quy định, 1 tháng chị được về nhà mẹ ruột 2 lần, mỗi lần về 1 buổi và phải quay về kịp giờ nấu bữa trưa cho nhà chồng. Chị mà lỡ về trễ, nấu nướng trễ là bị mẹ chồng mắng nhiếc, chị em chồng lời ra tiếng vào; nếu phản ứng có khi còn bị chồng cho ăn tát.

Có chồng cũng như không

Chị P. cho biết, chị sinh lần lượt 4 đứa con, mỗi đứa cách nhau 3 năm. Thanh xuân của chị trôi qua trong tất bật tã sữa, những lần con bệnh, con khóc.

Chồng lấy lý do bận đi dạy nên không phụ chăm con. Những khi con bệnh, cũng chỉ mình chị thức đêm canh sốt, lau mát cho con. Con nằm viện, chị túc trực ngày đêm, chồng chỉ vào thăm rồi về như khách. Vất vả vậy nhưng chị không hề nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ chồng, nhà chồng, mà còn chịu những lời trách cứ “ở nhà chăm con cũng không xong”.

Chồng chị và gia đình chồng đều nghĩ chị may mắn mới được chồng nuôi, không phải tất tả mưu sinh như bao người. Thế nhưng, ở trong chăn mới biết chăn có rận. Chị bức xúc: “Mang tiếng làm dâu nhà giàu nhưng trong người tôi hầu như không có tiền; bởi lương của chồng thì anh giữ riêng, ăn uống chung với đại gia đình, còn công phụ bán hàng với nhà chồng thì mẹ chồng quy đổi: “Để mẹ giữ, còn cho tụi nhỏ ăn học sau này”.

Vì vậy, mỗi lần con bệnh, mỗi khi cần mua những đồ dùng tối thiểu cho bản thân, chị đều phải xin tiền mẹ chồng. Ròng rã tới ngày mẹ chồng mất thì quyền cai quản lại rơi vào tay chị chồng, còn chị vẫn mãi là “kẻ ăn bám”. Mãi đến gần đây, 2 con đầu của chị có việc làm ổn định, hằng tháng các con cho mẹ ít tiền thì chị mới có tiền tiêu vặt.

Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock

Cứ mỗi khi gặp chuyện buồn, chị lại tìm đến Báo Phụ nữ TPHCM, bởi mấy chục năm làm dâu, chị không còn người bạn nào để có thể tâm sự. Lần nào đến chị cũng khóc vì “có chồng cũng như không”. Hồi còn đi dạy, anh lấy cớ bận việc. 3 năm nay về hưu rồi, anh lại suốt ngày chỉ lo chim, hoa, cá cảnh. Lúc trẻ đã khó, càng già anh lại càng trái tính trái nết.

“Tôi và ổng chỉ nói đến câu thứ ba thì đã cãi vã nên tôi cũng chán, không muốn nói chuyện luôn” - chị P. nói. Lần nào chị cũng nói muốn ly hôn nhưng trong lòng luôn lo sợ. Chị chia sẻ: “Ngày xưa tôi muốn ly hôn nhưng sợ con không có cha, sợ không giành được quyền nuôi con, sợ tụi nhỏ bị chia cắt, sợ không nuôi nổi con. Vậy là ráng chịu đựng chờ con lớn. Con lớn rồi thì đứa sắp thi vào đại học, đứa thi vào lớp Mười, sợ con buồn không thi được. Con có nghề nghiệp ổn định, cưới vợ, gả chồng rồi thì không dám ly hôn vì sợ sui gia chê cười, làm gương xấu cho cháu nội, cháu ngoại”. Cứ vậy, chị mắc kẹt trong cuộc hôn nhân không niềm vui gần hết nửa cuộc đời.

Hối tiếc thanh xuân, mong được giải thoát

Đến Báo Phụ nữ TPHCM lần này, trước khi ra về, chị trải lòng: “Tôi giờ nhiều chứng bệnh: ung thư, tiểu đường, tim mạch… nên tôi thật sự muốn ly hôn, muốn những năm tháng cuối đời sống cho mình - thích ăn gì, mặc gì, đi đâu sẽ theo ý mình và không phải nhìn vào sắc mặt ai mà sống. Nhưng ly hôn khi không có sinh kế, cũng không muốn mình thành gánh nặng cho con cháu, quả thật tôi chưa biết mình phải bắt đầu từ đâu.

Chỉ biết tự trách mình đã bỏ phí những năm tháng thanh xuân, được ba mẹ cho học đại học mà không chịu cương quyết đi làm, chịu sống đời lệ thuộc để giờ rơi vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan. Đó là điều hối hận muộn màng mà tôi luôn lấy ra làm bài học để dạy 2 đứa con gái của mình. Tôi cũng mong chị em, nhất là các bạn gái trẻ, dù nhà chồng có giàu sang, cưng chiều thế nào, dù chồng có hứa hẹn chu cấp ra sao cũng nên đi làm để tự chủ về kinh tế.

Phụ nữ phải ra ngoài thiết lập những mối quan hệ, mở mang kiến thức; đừng bao giờ để bị lệ thuộc và bế tắc trong chiếc lồng hôn nhân”.

Thùy Dương

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
  • Người già 29-08-2024 14:12:44

    Tôi nghĩ rằng lỗi rất lớn chính là ở chị. Tại sao chị có trình độ, có nhận thức mà lại chấp nhận để cho người khác coi thường mình, lợi dụng mình. Con người trước hết muốn có hạnh phúc phải trân trọng, yêu thương bản thân mình. Mình còn không yêu thương mình thì biết phải làm sao.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    13-09-2024 06:16

    Huy Lùn, Tâm Béo, Quý Trâu, Hà Lé, Lan Sáu Ngón... những “cái tên” tưởng “gọi cho vui” nhưng đã gây bao khổ đau, thậm chí làm nên nỗi hận khó gột.

  • Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    12-09-2024 11:32

    Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.

  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.

  • Chỉ đường cho hươu...: Dọn “cỏ” hay… có sao để vậy?

    Chỉ đường cho hươu...: Dọn “cỏ” hay… có sao để vậy?

    10-09-2024 11:21

    Mỗi lần con thay sang đồ bơi là các bạn cười khúc khích và nhắc con phải chịu khó triệt lông gọn gàng vùng đó cho khô thoáng.

  • Bà cụ U100 vẫn minh mẫn nhờ luôn tay vận động

    Bà cụ U100 vẫn minh mẫn nhờ luôn tay vận động

    10-09-2024 06:12

    Bí quyết để có sức khỏe và niềm vui của bà rất đơn giản: luôn luôn siêng năng vận động - từ thời còn trẻ cho đến tận lúc già.

  • Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    09-09-2024 15:34

    Những cái cây bật rễ trong vườn cũng được vực dậy, hi vọng bộ rễ sẽ ôm chặt lấy đất vườn rồi đứng lên mà già đi cùng trẻ con, người lớn...

  • Con thương cha mẹ thật nhiều

    Con thương cha mẹ thật nhiều

    09-09-2024 15:00

    Bác sĩ chẩn đoán là cột sống của tôi có 1 chấm nhỏ giống như khối u, nhưng cha tôi cứ dửng dưng không thấy lo lắng gì.

  • Màn kịch hạnh phúc

    Màn kịch hạnh phúc

    09-09-2024 06:49

    Những chuỗi ngày liên tiếp như thế trôi qua. Càng ngày tôi càng trở thành một con người lạnh lùng, cô độc và chỉ muốn bứt phá, nổi loạn.

  • Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    08-09-2024 12:18

    Muốn vực dậy văn hoá đọc cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc ấy cần làm ngay kẻo quá muộn!

  • Tiếng rao thánh thót một đời

    Tiếng rao thánh thót một đời

    08-09-2024 06:21

    Sau này khi lớn lên và hiểu rõ hơn về từng ngành nghề, tôi lại thấy trân quý công việc của má.

  • Giá như ba mẹ dám sống khác…

    Giá như ba mẹ dám sống khác…

    07-09-2024 15:01

    Trong thẳm sâu, sự nuối tiếc về một phần cuộc đời lẽ ra đã có thể rất vui vẻ, hạnh phúc vẫn luôn ám ảnh anh.