30 phút thần kỳ

02/10/2014 - 11:11

PNO - PN - Nhà khoa học Albert Einstein từng nói: “Nếu bạn muốn con mình thông minh, hãy đọc cho bé những câu chuyện cổ tích. Nếu bạn muốn con mình thông minh hơn nữa, hãy đọc cho bé nhiều chuyện cổ tích hơn nữa!”. 30 phút kể chuyện cho con...

edf40wrjww2tblPage:Content

Tuy nhiên, đáng tiếc là ngày càng ít phụ huynh sử dụng “30 phút thần kỳ” này. Giờ đi ngủ của các bé vào mỗi đêm chỉ đơn giản là tắt đèn và lên giường nhắm mắt. Điều này thường được lý giải là do áp lực công việc bận rộn khiến cha mẹ khan hiếm thời gian dành cho con. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh chia sẻ rằng họ rất muốn làm điều đó nhưng thường xuyên bị “cạn vốn” vì những nhân vật kinh điển như Bạch Tuyết, cô bé Lọ Lem... đã trở nên quá quen thuộc với các bé. Những tưởng không khó để tìm ra những câu chuyện mới giữa muôn trùng truyện được xuất bản ồ ạt ngày nay; nhưng thực tế những tác phẩm bổ ích, có giá trị giáo dục cao không nhiều. Thậm chí mới đây, xã hội còn được một phen “sốc nặng” khi một tuyển tập chuyện kể về muông thú cho trẻ em lại lẫn nội dung... gợi dục!

30 phut than ky

Bộ sách Các giá trị dạy con nên người của NXB Trẻ (ảnh) là một “sản phẩm chất lượng cao” hiếm hoi mà phụ huynh có thể tin cậy. Bộ sách gồm 10 cuốn truyện nhỏ dành cho các bé từ năm tuổi trở lên: Gấu túi Kimberly nhõng nhẽo, Hồng hạc Florence kiêu sa, Sư tử Limpopo lười chảy thây... Mỗi cuốn là một câu chuyện về một con vật mà qua đó, bé có thể học được một bài học hữu ích về tính cách, về giá trị sống. Sách còn có những thông tin khoa học về loài vật để bé khám phá. Đặc biệt, cuối mỗi cuốn sách đều có hai trang hướng dẫn phụ huynh/thầy cô giáo cách chia sẻ về bài học ẩn chứa trong câu chuyện và cùng bé thảo luận, thực hành những bài học đó.

Giọng văn tinh nghịch của tác giả sẽ khiến các bé thích thú, đặc biệt là những bé tiểu học. Cách kể chuyện hiện đại theo lối phương Tây (phơi bày cả những cái tốt lẫn cái xấu của thực tế chứ không vẽ ra một thế giới toàn màu hồng) có thể đòi hỏi phụ huynh phải chuẩn bị để trả lời những thắc mắc của bé như: “Tại sao sư tử Limpopo lại có những... ba bà vợ?”, “Tại sao đười ươi Odessa luôn giúp đỡ mọi người như thế mà bạn ấy chẳng những không được biết ơn mà lại còn bị đùn đẩy làm thêm việc?”. Nếu phụ huynh có thể giải thích thấu đáo những thắc mắc đó của bé, thì đó là lúc chuyện kể trở thành cuộc sống, bằng một cách giản dị mà thần kỳ.

NGUYỄN THÚY UYÊN PHƯƠNG (Giám đốc đào tạo Trường ngoại khóa TOMATO)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI