3 lý do khiến ngày khai trường không còn thiêng liêng với học sinh

23/08/2015 - 06:30

PNO - Hiện nay, với nhiều học sinh, ngày khai trường đã không còn thiêng liêng như trước nữa. Vậy nguyên nhân do đâu?

3 ly do khien ngay khai truong khong con thieng lieng voi hoc sinh
Học sinh luôn hào hức, hồi hộp trong ngày khai trường (Ảnh minh họa)

Trước đây, ngày khai trường luôn là ngày mong đợi nhất đối với mỗi học sinh. Đó là ngày đầu tiên đến lớp, ngày khởi đầu cho một năm học mới. Vì vậy ngày khai trường luôn được học sinh chờ đón trong không khí hân hoan sau những chuỗi ngày nghỉ hè vui chơi thoải mái.

Đặc biệt, trước ngày khai trường, để chuẩn bị cho năm học mới, các học sinh háo hức sắm sửa quần áo mới, cặp xách mới, bút mực, đồ dùng học tập mới... Và khai trường năm nào cũng là ngày học sinh diện lên mình những chiếc áo trắng phau, mũ ca nô,...

Nhưng hiện nay, ngày khai giảng năm học mới đã khác đi nhiều. Và hầu như với nhiều học sinh, ngày đặc biệt này đã không còn thiêng liêng nữa do những lý do sau:

Học sinh đã học trước rồi mới lại "khai trường"

Hai chữ "khai trường" trong từ điển tiếng Việt tức là "Bắt đầu một năm học tại nhà trường". Nhưng kỳ thực hiện nay, học sinh đã chính thức đến trường học tập trước đó 2 tuần đến 1 tháng để nhắc lại kiến thức lớp cũ và bắt đầu mở màn cho những kiến thức mới.

Vì thế, do đã gặp lại bạn bè, thầy cô sau tháng hè xa cách trước đó nên với các học sinh, cảm giác về sự hồi hộp, lo lắng và chuẩn bị cho ngày khai trường đã không còn như trước.

Học sinh phải tập dượt cho lễ khai giảng quá nhiều

Không chỉ phải đi học trước, để chuẩn bị cho lễ khai giảng diễn ra long trọng nhất, nhiều học sinh còn phải tập dượt việc này quá nhiều.

Điều đó vô tình lấy đi niềm háo hức của các em, đồng thời cũng khiến các em học sinh nhỏ tuổi "bơ phờ" vì tập luyện.

3 ly do khien ngay khai truong khong con thieng lieng voi hoc sinh
Ảnh minh họa (Nguồn thanglongstudy)

Công tác để chuẩn bị cho ngày khai giảng thật thường mất 3-5 ngày học sinh và thầy cô phải tập luyện cách đi đứng, diễu hành, nghe diễn văn, xếp hàng ghế ngay ngắn... Tất cả các khâu đó được tập đi tập lại đến nhuần nhuyễn. Và trong ngày khai trường, các em cứ thế "diễn" lại những gì đã được nhắc trước đó. Vì tập luyện nhiều nên bản thân các học sinh thấy mệt mỏi, gò bó để và ép buộc.

Lễ khai giảng kéo dài quá lâu dưới sân trường

Lễ khai giảng bây giờ đa số tổ chức theo lối mòn: đón học sinh mới - chào cờ - hát quốc ca - đọc thư của Chủ tịch nước - diễn văn khai giảng của thầy hiệu trưởng - đại diện lãnh đạo quận phát biểu - đại diện phụ huynh phát biểu - một học sinh đạt thành tích cao trong kỳ thi tuyển sinh vào ĐH phát biểu... Tất cả những nghi thức này diễn ra trong 1 khoảng thời gian dài dưới sân trường.

3 ly do khien ngay khai truong khong con thieng lieng voi hoc sinh
Ảnh minh họa (Nguồn giaoduc.net)

Vì phải ngồi tham dự lễ khai giảng quá lâu, nhất là những ngày khai giảng mà thời tiết oi ả, học sinh sẽ rất dễ oải và mệt mỏi.

Lễ khai giảng năm học mới 2015 - 2016 chỉ diễn ra trong 1 tiếng

Tại buổi họp của Ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội chiều 18/8, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, lễ khai giảng năm học mới 2015-2016 sẽ được tổ chức thống nhất trên địa bàn thành phố vào ngày thứ bảy (5/9/2015) - “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”.

Chương trình lễ khai giảng cụ thể sẽ được diễn ra theo hai khung thời gian. Từ 7h đến 7h30 sẽ tiến hành tập trung học sinh và đón học sinh đầu cấp.

Từ 7h30 đến 8h30 sẽ tiến hành Chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca (tổ chức theo nghi thức quy định, tất cả đại biểu, cán bộ, giáo viên, học sinh dự lễ chào cờ đều hát Quốc ca)…

Thanh Lam

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI