PNO - Ngày 12/7/2020 đánh dấu cột mốc 25 năm Mỹ - Việt Nam bình thường hóa quan hệ. Qua hơn hai thập kỷ phát triển, mối quan hệ Mỹ - Việt Nam không ngừng được nâng cao.
Bốn thập niên sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã thay đổi đáng kể. Hai bên cùng nhau bỏ lại ký ức đau thương để củng cố liên kết thương mại và hợp tác an ninh mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Một người phụ nữ đi qua trước bảng quảng cáo Pepsi ở Hà Nội vào tháng 2/1995, một năm sau khi lệnh cấm vận thương mại của Mỹ đối với Việt Nam được dỡ bỏ - Ảnh: Reuters |
Một trong những rào cản đầu tiên được dỡ bỏ trong việc khôi phục quan hệ Mỹ - Việt Nam là quá trình hợp tác tìm kiếm, trao lại hài cốt tù nhân chiến tranh Mỹ (POW) và nhân viên mất tích trong khi làm nhiệm vụ (MIA).
Lính Mỹ thực hiện nghi lễ hồi hương hài cốt binh lính Mỹ tại sân bay Đà Nẵng, ngày 17/9/2019 |
Đến cuối những năm 1980, các nỗ lực hồi hương hài cốt binh sĩ Mỹ được nối lại với các quy trình tìm kiếm diện rộng trên toàn quốc, bởi các đội chuyên gia đến từ Mỹ. Một văn phòng đại diện của Mỹ về MIA được mở tại Hà Nội dưới thời chính quyền Tổng thống George H.W. Bush năm 1991 - sự hiện diện chính thức đầu tiên của Mỹ sau chiến tranh tại Việt Nam.
Tiền đề này, kết hợp với một Ủy ban Thượng viện Mỹ tạm thời đặc biệt được thành lập để điều tra các vấn đề liên quan đến POW/MIA, đã giúp thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ.
Ngày 11/7/1995 (theo giờ Mỹ, 12/7/1995 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ song phương |
Washington dỡ bỏ các hạn chế đi lại đối với Việt Nam vào năm 1991. Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã mở văn phòng tại thủ đô của nhau vào năm 1993. Năm 1994, Tổng thống Bill Clinton quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại.
Những bước phát triển này đã tạo ra một môi trường thuận lợi để Tổng thống Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ vào năm 1995.
Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tuyên bố bình thường hóa quan hệ hai nước |
Trong năm 1995, cựu Ngoại trưởng Mỹ - Warren Christopher - thăm Hà Nội, chính thức khai trương Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. Việt Nam cũng mở đại sứ quán tại Washington. |
Từ ngày 16 đến 19/11/2000, 6 năm sau khi dỡ bỏ lệnh cấm vận, Tổng thống Clinton trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Mỹ đến thăm Việt Nam kể từ sau chiến tranh. Trong chuyến thăm, ông nêu rõ: “Lịch sử mà chúng tôi để lại thực sự đau đớn và khó nguôi ngoai. Chúng ta không được quên nó, nhưng chúng ta cũng không được để nó ảnh hưởng mối quan hệ này” - Ảnh: Reuters |
Sau khi khôi phục quan hệ, Washington và Hà Nội đã làm việc suốt gần 5 năm để đàm phán hiệp định thương mại song phương, có hiệu lực vào năm 2001.
Tổng thống Mỹ Bill Clinton được chào đón trên đường phố trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11/2000 |
Thỏa thuận giúp dỡ bỏ nhiều rào cản liên quan đến thương mại, bao gồm hạn ngạch, cấm và hạn chế nhập khẩu; giảm thuế từ mức trung bình 40% xuống 3% đối với nhiều loại hàng hóa, bao gồm cả nông sản, thịt và đồ điện tử; đồng thời cấp cho Việt Nam quy chế Tối huệ quốc - một chuẩn mực quan trọng để nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Vào ngày 10/12/2001, Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA) có hiệu lực và Mỹ đã ngay lập tức cung cấp hàng hoá sang Việt Nam. Các công ty của Việt Nam cũng nhanh chóng tiếp cận thị trường Mỹ - Ảnh: VOA |
Từ ngày 19 đến 25/6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có chuyến thăm chính thức tới Mỹ |
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, hai nước đã thành lập một diễn đàn để thảo luận về các cam kết WTO của Việt Nam và tự do hóa đầu tư, thương mại.
Từ ngày 17 đến 20/11/2006, Tổng thống George W. Bush và Đệ nhất phu nhân Laura Bush thăm chính thức Việt Nam |
Tháng 12/2006, Tổng thống George W. Bush ký ban hành lệnh Bình thường hóa quan hệ thương mại vĩnh viễn cho Việt Nam - Ảnh: AP |
Tổng thống Bush trò chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 được tổ chức tại Việt Nam - Ảnh: Reuters |
Tháng 7/2013, trong chuyến thăm Mỹ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama đã ra tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, nhằm thúc đẩy quan hệ song phương trong một loạt các lĩnh vực như chính trị, an ninh, thương mại và đầu tư, ngoại giao và hợp tác môi trường - Ảnh: Getty Images |
Ngày 7/7/2015, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng - nhận lời mời của Chính phủ Mỹ - gặp Tổng thống Barack Obama tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng |
Thương mại song phương về hàng hóa Mỹ - Việt Nam đã tăng vọt kể từ lúc hai nước bình thường hóa ngoại giao, từ 451 triệu USD năm 1995 lên hơn 60 tỷ USD vào năm 2018.
Tháng 5/2016, trong chuyến thăm chính thức tới Việt Nam, Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí đối với Việt Nam vốn tồn tại trong bốn thập kỷ, xóa bỏ dấu vết cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam - Ảnh: Reuters |
Mối quan hệ an ninh tập trung vào việc tăng cường trao đổi giữa lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ và Việt Nam và cung cấp tàu tuần tra. Năm 2018, USS Carl Vinson - một tàu sân bay của Hải quân Mỹ - đã thực hiện chuyến thăm lịch sử tại Việt Nam. Đây là lần cập cảng đầu tiên của loại tàu này kể từ khi kết thúc chiến tranh năm 1975.
Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng, Việt Nam ngày 5/3/2018 - Ảnh: Reuters |
Cùng năm, Việt Nam lần đầu tiên tham gia hoạt động Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) - cuộc tập trận quân sự trên biển do Mỹ tổ chức hai năm một lần.
Ngày 31/5/2017, Tổng thống Donald Trump tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở văn phòng phía Tây của Nhà Trắng - Ảnh: Reuters |
Tổng thống Donald Trump đến Đà Nẵng tham dự Hội nghị cấp cao APEC trước khi có chuyến thăm chính thức tới Hà Nội vào ngày 11-12/11/2017 |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón tiếp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Hà Nội vào ngày 8/7/2018 |
Hà Nội là nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai vào tháng 2/2019. Việt Nam được chọn làm chủ nhà vì nhiều lý do, bao gồm quan hệ chung có thể hòa hợp với cả Bình Nhưỡng và Washington, cũng như cơ hội thể hiện thành công kinh tế của mình như một hình mẫu cho Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tối ngày 27/2/2019 tại Hà Nội |
Bước sang năm 2020, Việt Nam cùng lúc nắm giữ hai vai trò quan trọng: Chủ tịch Hiệp hội các nước Đông nam Á (ASEAN) và Chủ tịch luân phiên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Giữa lúc đại dịch COVID-19 đe dọa toàn cầu và tình hình căng thẳng leo thang trên Biển Đông, mối quan hệ Việt - Mỹ vẫn đạt được nhiều thành công mới.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell cùng các đại biểu khai trương biểu tượng kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ (1995-2020) |
Từ ngày 5 đến 9/3/2020, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ đã ghé thăm cảng Đà Nẵng, Việt Nam trong khuôn khổ hoạt động hữu nghị kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ.
Ngày 23/4, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh - đại diện vị trí Chủ tịch ASEAN 2020 - đã cùng các Ngoại trưởng ASEAN và Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo dự Hội nghị trực tuyến đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Mỹ về COVID-19.
Đến 6/5/2020 theo đề nghị của Nhà Trắng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong cuộc điện, Tổng thống Trump đánh giá cao năng lực ứng phó với dịch bệnh của Việt Nam và cảm ơn Việt Nam đã tạo điều kiện cung cấp và vận chuyển trang thiết bị y tế, cũng như trao tặng khẩu trang cho phía Mỹ.
Hội nghị trực tuyến đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Mỹ về ứng phó đại dịch COVID-19 diễn ra sáng 23/4/2020 |
Ngược lại, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đang cung cấp gần 4,5 triệu USD cho các đối tác triển khai dự án tại Việt Nam và phối hợp với Chính phủ Việt Nam để đáp ứng các ưu tiên trong ứng phó đại dịch.
Có thể thấy, 2020 là một năm nhiều biến động cho tình hình kinh tế, xã hội của Mỹ lẫn Việt Nam khi đại dịch COVID-19 toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11 sắp đến gần. Dù vậy, có thể chắc chắn rằng đây sẽ là một năm đầy triển vọng cho mối quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ.
Linh La (Theo CFR, Reuters)
Chia sẻ bài viết: |
Theo điều tra dân số toàn quốc lần thứ bảy, Trung Quốc đang “dư” gần 35 triệu nam giới so với phụ nữ, khiến tỉ lệ giới tính chênh lệch quá lớn,
Mệnh danh là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, nhiều năm qua thủ đô Delhi (Ấn Độ) luôn chìm trong khói bụi và sương mù.
Hội đồng địa phương đảo Skyros đã bác bỏ kế hoạch phát triển đô thị được đề xuất để ủng hộ việc duy trì lối sống truyền thống của nơi này.
Các chuyên gia đã cảnh báo về mối nguy hiểm của căn bệnh 'sốt lười' đáng sợ, sau khi loại virus này truyền từ mẹ sang thai nhi khiến thai chết lưu.
Ngày 20/11, một phụ nữ Thái Lan được cho là kẻ giết người hàng loạt đã bị kết án tử hình vì tội giết người bằng xyanua.
Nghiên cứu mới cho thấy hầu hết sinh viên tốt nghiệp ngành y của Trung Quốc, đều từng nếm trải ít nhất 1 hành vi xấu từ cấp trên.
Từ một người muốn kết thúc cuộc đời nhưng rồi được cứu sống, Derek Pfaff, cho biết anh đã được trao "cơ hội sống thứ hai" nhờ ca phẫu thuật ghép mặt.
Trường hợp thiếu niên bị nhiễm cúm gia cầm ở British Columbia cho thấy, vi-rút đã trải qua biến đổi, để dễ lây truyền từ người sang người hơn.
Ngày 19/11, Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố chọn nữ đô vật chuyên nghiệp Linda McMahon làm Bộ trưởng Giáo dục.
Một cuộc khảo sát toàn cầu do một công ty nghiên cứu của Pháp thực hiện cho thấy người Nhật Bản ít khi hài lòng về đời sống tình yêu.
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt vắc xin đậu mùa khỉ (mpox) của công ty dược phẩm Nhật Bản KM Biologics để sử dụng khẩn cấp.
Việc nhiều trường học phải đóng cửa vì thiếu học sinh do tỉ lệ sinh thấp đang đe dọa triển vọng của nghề giáo ở nhiều nơi trên thế giới.
Bộ Phụ nữ, trẻ em và bảo vệ xã hội Fiji báo động về số lượng các vụ lạm dụng và bỏ bê trẻ em ngày càng tăng.
Theo báo cáo do Cục Cảnh sát hình sự Liên bang Đức (BKA) công bố ngày 19/11, tổng cộng có 180.715 phụ nữ được báo cáo là nạn nhân của bạo lực.
Ngày càng nhiều trường mẫu giáo và nhà trẻ sẽ đóng cửa trong tương lai, dẫn đến cơ sở hạ tầng chăm sóc trẻ em không đầy đủ.
Gần đây, Na Uy đã giới thiệu TV BRA - kênh truyền hình đầu tiên trên thế giới do những người khuyết tật học tập điều hành.
Ngày 19/11, dữ liệu Cục Thống kê Hàn Quốc cho thấy 7 trong số 10 phụ nữ Hàn Quốc trải qua sự gián đoạn sự nghiệp do mang thai và nuôi con.
Những người thuộc cộng đồng LGBT ở Afghanistan cho biết họ phải đối mặt với sự ngược đãi khi cuộc đàn áp của Taliban ngày càng gia tăng.