24 giờ khám phá ngọn hải đăng cổ xưa nhất Việt Nam

04/10/2023 - 09:19

PNO - 24 giờ đủ để bạn "săn" hoàng hôn, "săn" bình minh, tắm biển, chinh phục hải đăng Kê Gà, ngắm những hòn đá nhiều hình dáng.

Hải đăng Kê Gà tọa lạc tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Ngọn hải đăng này được người Pháp xây dựng vào tháng 2 năm 1897 và đi vào hoạt động từ năm 1899. Như vậy, đến nay, ngọn hải đăng đã có tuổi đời đến 125 năm. Người thiết kế nên công trình này là kỹ sư người Pháp Chnavat.
Hải đăng Kê Gà tọa lạc tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Ngọn hải đăng này được người Pháp xây dựng vào tháng 2/1897 và đi vào hoạt động từ năm 1899. Tổng chiều cao của ngọn hải đăng so với mặt nước biển là 65m.
Tổng chiều cao của ngọn hải đăng so với mặt nước biển là 65m. Ngọn tháo đèn hải đăng cao đến 35m. Chiều rộng hải đăng là 3m ở đáy và 2,5m ở đỉnh. Độ dày tường của ngọn hải đăng từ 1m đến 1,6m và dày hơn ở phía chân, mỏng dần về phía ngọn.

Hải đăng Kê Gà được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngọn hải đăng cao và cổ xưa nhất Việt Nam. 

Thời điểm tham quan hải đăng Kê Gà Ngọn hải đăng này có điểm đặc biệt là nằm tách biệt giữa biển bao la, để đến ngọn hải đăng cần phải đi tàu thuyền hoặc cano. Vì vậy những ngày mưa gió bão bùng, thời tiết không thuận lợi không phải là thời điểm lý tưởng du khách đến đây tham quan.  Theo kinh nghiệm du lịch Bình Thuận, thời điểm lý tưởng nhất để du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của ngọn hải đăng và thăm thú nơi đây là từ tháng 2 - tháng 7 và từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Đây là những thời điểm thời tiết thuận lợi, biển êm sóng lặng du khách có thể đi lại dễ dàng.
Thời điểm tham quan? Hải đăng Kê Gà nằm giữa biển, để đến đó, bạn phải đi tàu, thuyền, hoặc cano - chỉ có thể đến vào ngày đẹp trời. Theo kinh nghiệm du lịch Bình Thuận, thời điểm lý tưởng nhất chiêm ngưỡng ngọn hải đăng là từ tháng 2-7 và từ tháng 9-1 năm sau. 
Nếu đến đây vào tháng 3, biển cạn, bạn có thể thoải mái lội biển ra hải đăng.
Tuy nhiên, nếu đến đây vào tháng 3, khi đó mực nước biển từ bờ ra hải đăng khá cạn, du khách có thể lội biển ra hải đăng.
Tốt nhất bạn nên di chuyển đến Mũi Kê Gà từ buổi sáng. Đến khoảng 1 giờ chiều bạn bắt đầu đi thuyền ra ngọn hải đăng. Sau khi thăm thú xung quanh, đến khoảng hơn 3 giờ chiều bắt đầu “săn” ảnh hoàng hôn trên biển là vừa đẹp. Nếu chỉ có ý định đi trong ngày, hãy rời đảo sớm vì càng chiều muộn nhiệt độ càng xuống thấp và sóng càng lớn.
Thời gian lý tưởng nhất để lên tàu/thuyền ra hải đăng Kê Gà để "săn" bình minh là 4g30 sáng và "săn" hoàng hôn là 15g chiều. Nếu chỉ có ý định đi trong ngày, hãy rời đảo sớm vì càng chiều muộn nhiệt độ càng xuống thấp và sóng càng lớn.
Đi đến hải đăng Kê Gà bằng cách nào? Du khách muốn đến hải đăng Kê Gà cần di chuyển đến Phan Thiết, sau đó mới từ Phan Thiết đến hải đăng.  Cách di chuyển đến Phan Thiết Du khách đến từ các tỉnh miền Bắc cần đặt vé máy bay đi Sài Gòn rồi từ Sài Gòn đến Bình Thuận bằng các phương tiện giao thông đường bộ. Từ Sài Gòn, bạn có thể đến Phan Thiết bằng cách:  Bắt xe khách tuyến Sài Gòn - Phan Thiết. Xe khách sẽ dừng ở khu du lịch Suối Cát (383 Trần Quý Cáp, Phan Thiết). Thời gian đi xe từ Sài Gòn đến Phan Thiết khoảng 4 tiếng rưỡi, giá vé dao động từ 170.000 – 250.000 đồng. Đi xe cá nhân hoặc thuê xe du lịch sẽ đỡ mệt và chủ động hơn, thích hợp với các gia đình hoặc các nhóm đông người.
Đi đến hải đăng Kê Gà bằng cách nào? Từ TPHCM, du khách có thể mua vé xe đến Phan Thiết, yêu cầu nhà xe đến biển ra hải đăng Kê Gà. Thời gian đi xe từ TPHCM đến Kê Gà khoảng 3 tiếng (đi cao tốc) hoặc hơn. Giá vé dao động từ 200.000 - 250.000 đồng/chiều/người.
Di chuyển từ đất liền qua hải đăng Kê Gà Để đặt chân lên hải đăng Kê Gà, từ đất liền bạn sẽ phải di chuyển bằng xuồng, thuyền thúng hoặc cano. Vì lượng du khách tham quan hải đăng ngày càng đông nên các dịch vụ đưa đón từ đất liền ra hải đăng cũng khá phát triển. Quãng đường biển cần đi chỉ khoảng 500m nên giá dịch vụ cũng chỉ từ 15.000 - 25.000 VNĐ mà thôi.
Di chuyển từ đất liền qua hải đăng Kê Gà. Để đặt chân lên hải đăng Kê Gà, từ đất liền bạn sẽ phải di chuyển bằng xuồng, thuyền thúng hoặc cano. Vì lượng du khách tham quan hải đăng ngày càng đông nên các dịch vụ đưa đón từ đất liền ra hải đăng khá phát triển. Quãng đường biển cần đi chỉ khoảng 500m nên giá dịch vụ cũng chỉ từ 25.000 - 50.000 đồng/người.
Hải đăng Kê Gà có gì đặc biệt? Check in cùng hàng sứ trăm tuổi Để đi lên ngọn hải đăng, bạn sẽ phải vượt qua một con đường với những bậc cầu thang dốc và hàng cây sứ trăm tuổi được trồng 2 bên. Vào mùa hoa cuối tháng 7, cây nào cây ấy đua nhau khoe sắc tạo nên một cảnh tượng vô cùng mãn nhãn. Hương hoa sứ ngọt ngào thoang thoảng trong gió biển sẽ khiến tâm hồn du khách đê mê. Và đương nhiên, đây là một góc check in du khách không thể nào bỏ lỡ rồi.  Khám phá kiến trúc độc đáo Vật liệu chính được sử dụng để xây dựng hải đăng là những khối đá hoa cương được đưa từ Pháp sang mang vẻ đẹp vĩnh cửu cùng thời gian. Từng khối đá được tạo hình và chạm khắc công phu, tỉ mỉ để có thể ghép khít vào nhau mà không cần bất kỳ chất gắn kết nào.  hải đăng Kê Gà Chất liệu đá hoa cương bền vững cùng thời gian.@zingnews.vn  Điều tài tình nhất là cho đến nay đã hơn một thế kỷ, từng mối ghép đá hoa cương vẫn khít khao thể hiện sự tài ba của những kiến trúc sư người Pháp. Mỗi khi có ánh nắng chiếu vào, ngọn hải đăng như long lanh hơn, kiêu hùng và sừng sững như một thanh kiếm của biển cả. Trước cửa vào hải đăng có một tấm đá hoa cương lớn khắc năm 1899 chính là năm khánh thành.
Hải đăng Kê Gà có gì đặc biệt? Check-in cùng hàng sứ trăm tuổi; khám phá kiến trúc độc đáo của hải đăng (những khối đá hoa cương được đưa từ Pháp sang được tạo hình và chạm khắc công phu để có thể ghép khít vào nhau mà không cần bất kỳ chất gắn kết nào); cầu thang xoắn ốc hơn 183 bậc. 
Ngắm hoàng hôn trên biển đẹp rụng tim Thời điểm đẹp nhất ở hải đăng là lúc hoàng hôn buông. Ráng chiều nhuộm đỏ không gian rồi lại được mặt nước biển phản chiếu hắt lên lấp lánh tạo nên một cảnh tượng vừa thơ mộng vừa ngoạn mục. Đây cũng là thời điểm thủy triều rút, để lộ ra những bãi cát trắng và bãi đá nhấp nhô bao bọc xung quanh ngọn hải đăng. Cảnh tượng thiên nhiên kỳ vĩ lúc này đảm bảo bạn sẽ có cả ngàn tấm hình đẹp dù có giơ máy lên và đứng ở bất cứ góc nào. Trên ngọn hải đăng chính là vị trí ngắm hoàng hôn đẹp nhất Bình Thuận.  Đừng quên câu cá và thưởng thức hải sản Buổi chiều, khi thủy triều rút xuống, những mỏm đá lớn chính là điểm ngồi câu yêu thích của người dân địa phương. Nếu đam mê thú vui tao nhã này, bạn cũng có thể buông cần trổ tài sát cá. Còn nếu không, hãy ghé bờ để mua hải sản từ người dân địa phương và tổ chức tiệc nướng ngay trên biển.

Chiêm ngưỡng bãi đá nhiều hình dạng bao quanh hải đăng; "săn" hoàng hôn và bình minh. Câu cá hay mua hải sản của ngư dân, tổ chức tiệc nướng.

rải nghiệm cắm trại qua đêm trên đảo Khi đến hải đăng Kê Gà, nhiều nhóm bạn trẻ còn tổ chức cắm trại qua đêm. Để có thể cắm trại bạn cần liên hệ trước và có sự đồng ý của bộ đội biên phòng trên đảo. Các vật dụng từ lều trại đến đồ ăn, thức uống bạn sẽ đều phải tự chuẩn bị từ trước vì trên đảo không có bất cứ dịch vụ nào. Nếu cắm trại trên đảo, bạn sẽ có cơ hội ngắm bình minh trên biển đẹp lung linh.  hải đăng Kê Gà Cắm trại ngắm bình minh ở đảo.@Kênh Youtube Vũ Quyền  Gợi ý khách sạn gần hải đăng Kê Gà Đã cất công đến hải đăng Kê Gà, thì chẳng có lý do gì chúng ta không nhân tiện tham quan những địa điểm nổi tiếng gần đó. Bạn có thể thuê khách sạn gần hải đăng Kê Gà để nghỉ lại qua đêm và ngày hôm sau tiếp tục khám phá Bình Thuận. Một số gợi ý khách sạn dành cho bạn như:
Trải nghiệm cắm trại qua đêm trên đảo. Để có thể cắm trại bạn cần liên hệ trước và có sự đồng ý của bộ đội biên phòng trên đảo. Nếu muốn cắm trại, du khách nên trang bị đầy đủ lều, đồ ăn, thức uống... Ảnh: @Kênh Youtube Vũ Quyền
Một số điểm tham quan gần hải đăng Kê Gà Nếu có cơ hội, bạn đừng bỏ lỡ dịp ghé thăm những địa điểm như:  Vịnh Đá Nhảy Từ hải đăng Kê Gà đi đến Vịnh Đá Nhảy khoảng 10km. Đây là một bãi đá rộng nhấp nhô giữa biển tạo nên một cảnh tượng kỳ vĩ hiếm có. Những khối đá lớn nhỏ khác nhau với hình thù lạ mắt được bàn tay tạo hóa sắp đặt một cách tài tình. Khung cảnh thiên nhiên nơi đây vừa hoang sơ, vừa thơ mộng sẽ là một bữa tiệc thị giác để bạn chiêu đãi chính mình.  Bãi biển Cổ Thạch Bãi biển Cổ Thạch hay còn gọi là “bãi đá bảy màu” thuộc huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Trên bờ biển có vô vàn viên đá nhiều màu sắc và một bãi đá với những tảng đá lớn mỗi dịp tháng 3 phủ rêu xanh mướt. Nếu đến đây đúng mùa rêu, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến bãi đá phủ rêu lạ mắt đẹp như tranh vẽ.  hải đăng Kê Gà Bãi biển Cổ Thạch mùa rêu đẹp ngỡ ngàng.@yeutre.vn  Cánh đồng quạt gió Bình Thuận có đến 3 cánh đồng quạt gió nhưng cánh đồng lớn nhất rộng đến 400ha là cánh đồng tại Tuy Phong. Đây là điểm check in khiến giới trẻ mê đắm bởi khung cảnh tựa trời Tây.  Bãi đá Ông Địa
Một số điểm tham quan gần hải đăng Kê Gà như vịnh Đá Nhảy (cách hải đăng Kê Gà khoảng 10km); bãi biển Cổ Thạch hay còn gọi là “bãi đá bảy màu” thuộc huyện Tuy Phong, Bình Thuận; cánh đồng quạt gió Tuy Phong; bãi đá Ông Địa...
1
Gợi ý lịch trình khám phá hải đăng Kê Gà trong 24 giờ: 8g khởi hành từ TPHCM - Kê Gà; 12g đến nơi, nghỉ ngơi, ăn trưa; chuẩn bị lều trại; 14g ra hải đăng Kê Gà tham quan, "săn" hoàng hôn; 17g30, trở về đất liền, tiệc hải sản, ngắm biển đêm, nghỉ ngơi; 4g sáng dậy, đi thúng ra hải đăng, ngắm bình minh; 7g về lại đất liền, trả lều, thu dọn để 8g lên xe về lại TPHCM. Hoặc 8g trả lều, bắt xe buýt đến điểm tham quan khác.  
1
Chi phí dự tính: 400.000 đồng/vé xe hai chiều + 150.000 đồng/3 bữa ăn + 200.000 đồng tiệc hải sản (nhóm bạn khoảng 4-5 người) + thuê lều 250.000 đồng/đêm + thuê thúng 100.000 đồng/4 lần ra vào hải đăng.

Huỳnh Hằng

Ảnh: Nguyễn Hải Vinh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI