2019-nCoV có thể lây lan qua đường tiêu hóa, 328 người Trung Quốc xuất viện sau khi khỏi bệnh

02/02/2020 - 16:22

PNO - Theo phát hiện mới nhất, các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo rằng chủng coronavirus mới có thể được truyền qua hệ thống tiêu hóa.

Họ đã tìm thấy axit nucleic trong phân của bệnh nhân và bệnh phẩm trực tràng sau khi nhận thấy rằng triệu chứng ban đầu của một số bệnh nhân bị nhiễm coronavirus chỉ là tiêu chảy thay vì sốt, vốn thường gặp hơn.

Những phát hiện mới nhất là kết quả từ nghiên cứu chung của các chuyên gia từ Bệnh viện Renmin của Đại học Vũ Hán và Viện Virus học Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc về khoa học tự nhiên.

Nhóm nghiên cứu tin rằng 2019-nCoV vẫn có khả năng lây truyền qua đường phân-miệng nhất định, ngoài việc truyền qua giọt nước bọt hay tiếp xúc.

Ngoài nguy cơ lây nhiễm qua nước bọt và tiếp xúc, 2019-nCoV còn có thể lây lan qua đường tiêu hóa.
Ngoài nguy cơ lây nhiễm qua nước bọt và tiếp xúc, 2019-nCoV còn có thể lây lan qua đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, một tuyên bố của các nhà khoa học Trung Quốc rằng loại thuốc nhũ tương làm từ cây kim ngân có thể giúp chống lại coronavirus gây chết người đã khiến dân chúng đổ xô đi mua thuốc y học cổ truyền, nhưng những mối nghi ngờ nhanh chóng xuất hiện.

Sự vội vàng được đưa ra sau khi hãng truyền thông nhà nước có ảnh hưởng Tân Hoa Xã đưa tin hôm thứ Sáu 31/1, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc thấy rằng thuốc Shuanghuanglian “có thể ức chế" virus.

Video được chia sẻ trực tuyến cho thấy hàng dài người đeo khẩu trang xếp hàng ban đêm bên ngoài các cửa hàng thuốc, với hy vọng sẽ chộp lấy sản phẩm, bất chấp lời khuyên chính thức rằng mọi người tránh tụ tập công cộng để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Sản phẩm đã nhanh chóng bán hết cả trực tuyến và tại các cửa hàng chính thống, nhưng phản ứng với hiệu quả của phương thuốc đã chuyển từ nhiệt tình sang hoài nghi trên Weibo, nền tảng truyền thông xã hội giống như Twitter của Trung Quốc.

Phương tiện truyền thông nhà nước cũng đưa ra lưu ý thận trọng hơn vào thứ Bảy 1/2, với đài truyền hình CCTV xuất bản một cuộc phỏng vấn với Zhang Boli - một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh - cảnh báo về tác dụng phụ tiềm tàng từ thuốc.

Tờ nhật báo Nhân dân, một cơ quan ngôn luận của chính phủ, cho biết các chuyên gia khuyên không nên dùng các biện pháp truyền thống mà không có hướng dẫn chuyên môn.

Nhưng trong lúc này, Bắc Kinh vẫn đang tìm cách kết hợp y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) vào cuộc chiến chống lại virus 2019-nCoVtrên toàn quốc, giết chết 304 người và lây nhiễm 14.380 người ở nước này tính đến tối ngày 1/2.

Một bệnh nhân khỏi bệnh ở tỉnh Sơn Tây vui mừng chụp ảnh với các bác sĩ hôm 29/1.
Một bệnh nhân khỏi bệnh ở tỉnh Sơn Tây vui mừng chụp ảnh với các bác sĩ hôm 29/1.

Ngoài ra chiều 2/2, cơ quan y tế Trung Quốc cũng cho biết, 328 bệnh nhân bị nhiễm coronavirus mới đã được xuất viện sau khi hồi phục cho đến cuối ngày thứ Bảy 1/2.

Báo cáo từ Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) tiết lộ, chỉ tính riêng ngày đầu của tháng 2/2020, 85 người đã xuất viện sau khi hồi phục (gồm 49 ca ở tỉnh Hồ Bắc).

Tấn Vĩ (Theo CNA, China Daily, Xinhua)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI