200 suất ăn của “Bếp yêu thương” đến với người bán vé số, người vô gia cư...

02/04/2025 - 10:00

PNO - Ngày 1/4, 200 suất ăn miễn phí đã được trao tận tay những lao động nghèo, người vô gia cư, người bán vé số, công nhân… đánh dấu ngày ra mắt “Bếp yêu thương” do Hội LHPN phường 6, quận 8 tổ chức thực hiện.

16g30, tại điểm sinh hoạt khu phố 5 và 6, phường 6, quận 8  (góc vòng xoay cầu Nhị Thiên Đường) hơn 6 chị em cán bộ, hội viên phụ nữ phường 6 đã có mặt từ sớm để chuẩn bị cho buổi ra mắt mô hình “Bếp Yêu Thương”. Ai nấy đều tất bật: người sắp bàn ghế, người lau dọn tô đĩa, mỗi người một việc, phối hợp nhịp nhàng.
16g30, tại điểm sinh hoạt khu phố 5 và 6, phường 6, quận 8 (góc vòng xoay cầu Nhị Thiên Đường) hơn 6 chị em cán bộ, hội viên phụ nữ phường 6 đã có mặt từ sớm để chuẩn bị cho buổi ra mắt mô hình “Bếp yêu thương”. Ai nấy đều tất bật: người sắp bàn ghế, người lau dọn tô đĩa, mỗi người một việc, phối hợp nhịp nhàng.

Đúng 5g, căn bếp của các chị đã bắt đầu phục vụ khách hàng là những lao động nghèo, người bán vé số, phụ nữ đơn thân và người có hoàn cảnh khó khăn.
Đúng 5g, căn bếp của các chị đã bắt đầu phục vụ khách hàng là những lao động nghèo, người bán vé số, phụ nữ đơn thân và người có hoàn cảnh khó khăn.

Bếp Yêu Thương sẽ hoạt động vào thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần, cung cấp gần 200 suất ăn mỗi ngày.
"Bếp yêu thương" sẽ hoạt động vào thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần, cung cấp gần 200 suất ăn mỗi ngày.

Thực đơn được thay đổi linh hoạt với các món như bánh canh, nui, cháo, hủ tiếu, cà ri… Những ai có nhu cầu có thể dùng bữa tại chỗ hoặc mang về bằng tô, cà mèn của gia đình đến để mang về. Đặc biệt, tại bếp yêu thương sẽ không dùng túi nilon hay hộp nhựa, mũ để đựng thức ăn.
Thực đơn được thay đổi linh hoạt với các món như bánh canh, nui, cháo, hủ tiếu, cà ri… Những ai có nhu cầu có thể dùng bữa tại chỗ hoặc mang về bằng tô, cà mên... của mình. Đặc biệt, tại "Bếp yêu thương" sẽ không dùng túi nilon hay hộp nhựa dùng 1 lần... để đựng thức ăn.

Bà Đỗ Kim Hằng - Chủ tịch Hội LHPN phường 6, quận 8 - chia sẻ: “Bếp Yêu Thương” ra đời với mong muốn chia sẻ phần nào khó khăn với những người lao động nghèo. Người đến nhận suất ăn có thể đóng góp tùy tâm 1.000 – 2.000 đồng hoặc không cũng không sao. Quan trọng là mọi người có được một bữa ăn no bụng, vui vẻ và trả lại cho chúng tôi những nụ cười  là được”.
Bà Đỗ Kim Hằng - Chủ tịch Hội LHPN phường 6, quận 8 - chia sẻ: “Bếp yêu thương” ra đời với mong muốn chia sẻ phần nào khó khăn với những người lao động nghèo. Người đến nhận suất ăn có thể đóng góp tùy tâm 1.000 – 2.000 đồng để mọi người không ngại khi ghé hoặc không góp cũng không sao. Quan trọng là mọi người có được một bữa ăn no bụng, vui vẻ và trả lại cho chúng tôi những nụ cười là được”.

Thùng quyên góp tùy tâm được đặt phía trước
Thùng quyên góp tùy tâm được đặt phía trước bếp

Kinh phí duy trì bếp ăn chủ yếu đến từ sự chung tay của các cán bộ, hội viên và các mạnh thường quân. Có người ủng hộ 100.000 – 200.000 đồng, có người đi ngang thấy mô hình ý nghĩa liền hỗ trợ bàn ghế, dụng cụ nấu ăn, rau, củ, quả và các nhu yếu phẩm cần thiết.
Kinh phí duy trì bếp ăn chủ yếu đến từ sự chung tay của các cán bộ, hội viên và các mạnh thường quân. Có người ủng hộ 100.000 – 200.000 đồng, có người đi ngang thấy mô hình ý nghĩa liền hỗ trợ bàn ghế, dụng cụ nấu ăn, rau, củ, quả và các nhu yếu phẩm cần thiết.

Chị Nguyễn Thị Bích Phụng -  Chi hội trưởng khu phố 5, phường 6, quận 8, là người đứng bếp chính cho mô hình này. Từ đợt dịch COVID-19,  bản thân chị đã nhận được sự giúp đỡ từ những bữa ăn thiện nguyện, nên chị rất trân quý và muốn chia sẻ lại. Chị Phụng tâm sự: “Tôi từng nghĩ không biết bao giờ mình có thể làm được điều gì đó giúp đỡ bà con khó khăn như mình đã từng nhận. Vì vậy, sau khi nhận nhiệm vụ Chi hội trưởng, tôi đã tích cực tham gia và xung phong đứng bếp nấu ăn.”
Chị Nguyễn Thị Bích Phụng - Chi hội trưởng khu phố 5, phường 6, quận 8, là người đứng bếp chính cho mô hình này. Từ đợt dịch COVID-19, bản thân chị đã nhận được sự giúp đỡ từ những bữa ăn thiện nguyện, nên chị rất trân quý và muốn chia sẻ lại. Chị Phụng tâm sự: “Tôi từng nghĩ không biết bao giờ mình có thể làm được điều gì đó giúp đỡ bà con khó khăn như mình đã từng nhận. Vì vậy, sau khi nhận nhiệm vụ Chi hội trưởng, tôi đã tích cực tham gia và xung phong đứng bếp nấu ăn.”

Chị Phụng cho biết thêm, ban đầu bếp chỉ nấu thử nghiệm 70 suất. Những ngày đầu, ít người biết đến, nhưng dần dần, tin tức lan rộng, số lượng người đến nhận suất ăn ngày càng đông, giúp bếp duy trì hoạt động thường xuyên và hôm nay chính thức ra mắt. Trong thời gian tới, nếu nhận được thêm sự hỗ trợ từ cộng đồng, “Bếp Yêu Thương” sẽ mở rộng hoạt động vào các ngày thứ Hai và thứ Ba.
Chị Phụng cho biết thêm, ban đầu bếp chỉ nấu thử nghiệm 70 suất. Những ngày đầu, ít người biết đến, nhưng dần dần, tin tức lan rộng, số lượng người đến nhận suất ăn ngày càng đông, bếp tăng lên 120 suất, 150 suất, 200 suất và hôm nay chính thức ra mắt. Trong thời gian tới, nếu nhận được thêm sự hỗ trợ từ cộng đồng, “Bếp yêu thương” sẽ mở rộng hoạt động vào các ngày thứ Hai và thứ Ba.

Bế con trên tay, cầm theo chiếc cà mèn bóng loáng, chị Trần Ngọc Diễm My (30 tuổi, ngụ hẻm 50, khu phố 5, phường 6) vui mừng khi nhận được suất ăn từ “Bếp Yêu Thương”. Gia đình chị thuê trọ với chi phí hơn một triệu đồng mỗi tháng, chị ở nhà nội trợ chăm con, còn chồng làm nghề giao hàng với thu nhập vỏn vẹn 6 triệu đồng, vừa lo sinh hoạt vừa mua sữa cho con hai tuổi. “Lúc nãy chồng tôi đi giao hàng về ngang khu phố, thấy bếp ăn miễn phí nên báo cho tôi biết. Với những người khó khăn như chúng tôi, có một bữa cơm miễn phí giúp giảm bớt chi phí sinh hoạt đáng kể. Đặc biệt, khi nghe tin ở đây không dùng đồ nhựa hay túi nilon để đựng thức ăn, tôi càng thấy hay vì vừa có cơm ăn vừa góp phần bảo vệ môi trường” - chị My chia sẻ.
Bế con trên tay, cầm theo chiếc cà mèn bóng loáng, chị Trần Ngọc Diễm My (30 tuổi, ngụ hẻm 50, khu phố 5, phường 6) vui mừng khi nhận được suất ăn từ “Bếp yêu thương”. Gia đình chị thuê trọ với chi phí hơn 1 triệu đồng mỗi tháng, chị ở nhà nội trợ chăm con, còn chồng làm nghề giao hàng với thu nhập vỏn vẹn 6 triệu đồng, vừa lo sinh hoạt vừa mua sữa cho con 2 tuổi. “Lúc nãy chồng tôi đi giao hàng về ngang khu phố, thấy bếp ăn miễn phí nên báo cho tôi biết. Với những người khó khăn như chúng tôi, có một bữa ăn miễn phí giúp giảm bớt chi phí sinh hoạt đáng kể. Đặc biệt, khi nghe tin ở đây không dùng đồ nhựa hay túi nilon để đựng thức ăn để góp phần bảo vệ môi trường, tôi càng thấy hay” - chị My chia sẻ.

 Bà Đỗ Trương Hồng Thảo – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường 6, quận 8 – đánh giá cao ý nghĩa của mô hình này. Theo bà, mô hình không chỉ lan tỏa tinh thần sẻ chia mà còn tạo sự gắn kết, chung tay giữa những người khá giả và những người có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, mô hình nổi bật với hoạt động không sử dụng túi nilon hay hộp nhựa, đồng thời thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU về cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”. Bà hy vọng mô hình này sẽ được duy trì và phát triển bền vững trong thời gian tới.
Bà Đỗ Trương Hồng Thảo - Phó bí thư Thường trực Đảng ủy phường 6, quận 8 (bìa trái) - đánh giá cao ý nghĩa của mô hình này. Theo bà, mô hình không chỉ lan tỏa tinh thần sẻ chia mà còn tạo sự gắn kết, chung tay giữa những người khá giả và những người có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, mô hình nổi bật với hoạt động không sử dụng túi nilon hay hộp nhựa, đồng thời thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU về cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”. Bà hy vọng mô hình này sẽ được duy trì và phát triển bền vững trong thời gian tới.

Ngọc Trăm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI