2 thứ mà bạn luôn cần sau cú sốc ly hôn đau đớn

09/08/2015 - 07:52

PNO - Một thứ để giúp bạn làm chủ và vượt qua thực tại khó khăn. Còn thứ kia để nuôi dưỡng cảm xúc trong bạn.

Có hai thứ mà bạn cần sau một cuộc hôn nhân tan vỡ - đó là một cuốn sổ ghi chép và một danh sách các bài hát yêu thích. Một thứ để giúp bạn làm chủ và vượt qua thực tại khó khăn. Còn thứ kia để nuôi dưỡng cảm xúc trong bạn.

Nhớ hồi đầu năm 2006, tôi đang chơi vơi giữa những chán nản, căng thẳng của việc ly hôn, với một bên là đứa con nhỏ bé ngây thơ và một bên là “núi những thứ khủng khiếp” mà tôi sẽ phải tự mình đảm nhiệm trong tương lai.

Tôi biết màn sương mù mịt mù gây ra nỗi lo lắng khôn nguôi ấy chắc chắn được tạo nên bởi tâm trí đang ngổn ngang, rối bời của tôi mà không tài nào kiếm soát được. Nó khiến tôi như người mất hồn mỗi buổi sáng thức giấc.

2 thu ma ban luon can sau cu soc ly hon dau don

Nó đeo đuổi tôi khi tôi đưa con gái đi dạo lâu thật lâu ngoài công viên gần nhà và đêm đêm, nó lại xuất hiện, âm thầm lẩn khuất trong bóng tối khi ngôi nhà trở nên quá tĩnh lặng. Tôi có thể nghe thấy những lo lắng, sợ hãi ấy đang thì thầm rất khẽ, đang dằn vặt tôi, hành hạ tôi trong nỗi đơn độc sâu thẳm.

Pete Murray đã nắm lấy tay tôi khi tôi đang nằm dài trên ghế sofa trong những đêm dài tưởng chừng bất tận ấy. Anh ấy đâu có biết điều đó. Nhưng anh ấy đã thực sự ở đó, khi tôi đang loạng choạng, mơ hồ và vấp ngã ngay giữa ngôi nhà thiếu vắng người tôi đã cùng chia sẻ cuộc sống bấy lâu.

 Để rồi như một cái máy, tôi lê gót kéo lôi đồ đạc để lấp vào những chỗ trống mà trước kia, một nửa của ngôi nhà đã từng đứng đó. Tôi còn nhớ như in cảm giác khi lùng sục đống đĩa CD để tìm kiếm một thứ gì đó có thể tạo ra tiếng ồn, đủ nhẹ để không làm đứa con bé bỏng của tôi thức giấc nhưng cũng phải đủ lớn để có thể nhấn nhìm nỗi sợ hãi trong tôi. Và Pete đã ở đó.

Âm nhạc của anh ấy, ca từ của anh ấy cứ vang vọng mãi, ngân nga mãi, đến mức tôi nhận ra rằng mỗi lần tôi bắt đầu hát to lên lời bài hát, những suy nghĩ mà anh ấy gửi gắm dường như tan ra và thấm đẫm vào tâm trí tôi. “Đừng sợ hãi những thứ mà bạn không thể nhìn thấy.

Nỗi sợ hãi duy nhất của bạn là những điều có thể xảy ra mà cũng có thể không. Vậy nên đừng bao giờ băn khoăn xem mình đã làm cái quái gì sai. Cơ hội thứ hai của bạn có thể cũng chẳng bao giờ chịu đến…”.

Tôi không biết Pete có ý gì khi anh ấy viết những lời ca ấy, nhưng khi tôi nghe chúng thì sao? Chúng nói với tôi rằng hãy tiếp tục tiến bước trên con đường, hãy giữ cho đôi mắt luôn nhìn thẳng về phía trước, để biết ơn những gì tôi đã có, để lạc quan về những gì sẽ đến trong tương lai.

Và thế là tôi quyết định viết ra lời bài hát, vào một cuốn sổ ghi chép mà tôi từng liệt kê những khoản nợ nần cần phải trả gấp và những kế hoạch chuyển nhà. Việc làm đó khiến tôi như được thấy lại mình khi còn là một cô bé - luôn dành dụm tiền tiêu vặt mua tạp chí âm nhạc chỉ để có lời bài hát ở những trang cuối – những ca từ đã mang lại cảm xúc cho tôi. Và bây giờ chúng vẫn làm được điều đó.

Blogger chuyên về khoa học thần kinh Sarah McKay cũng đồng ý như vậy, rằng lời bài hát có liên quan chặt chẽ tới cách thức não bộ giải mã cảm xúc: “Ca từ có vai trò thiết yếu trong việc định nghĩa mức độ buồn sầu của một bản nhạc”.

Cô ấy lý giải, rằng việc kích hoạt phần não bộ xử lý những điều đang diễn ra xung quanh chúng ta sẽ giúp lưu lại những dấu hiệu thuộc về âm thanh như giai điệu, nhịp điệu và “chúng có vai trò mạnh mẽ trong việc quyết định trải nghiệm niềm hạnh phúc trong âm nhạc như thế nào. Xét về mặt sức khỏe tinh thần, âm nhạc cũng có vai trò trong việc định hình cảm xúc. Nó cho phép một người thể hiện sự linh hoạt trong cách đáp lại hay phản ứng trước những tình huống và khoảnh khắc căng thẳng hay buồn lo”.

Bé con của tôi, giờ đã 9 tuổi, ngồi bên cạnh tôi ở ghế trước ô tô mỗi buổi sáng. Con bé chuyển hết từ kênh này sang kênh khác để cố gắng tìm cho được bản nhạc yêu thích của mình phát sóng trên radio.

2 thu ma ban luon can sau cu soc ly hon dau don

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI