189 cá nhân, tổ chức Việt Nam có tên trong Hồ sơ Panama

10/05/2016 - 10:41

PNO - Việt Nam xuất hiện trong danh sách Hồ sơ Panama với 189 cá nhân, tổ chức cùng 19 công ty vỏ bọc thành lập ở nước ngoài.

Vào 2 giờ chiều ngày 9/5/2016 (giờ Mỹ), tức 2 giờ sáng ngày 10/5 (giờ Việt Nam), Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) Panama dưới dạng cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm được tại địa chỉ https://offshoreleaks.icij.org. Thông tin về 200.000 thực thể nước ngoài do các cá nhân giàu có trên khắp thế giới thiết lập được hé lộ trong lần này.

189 ca nhan, to chuc Viet Nam co ten trong Ho so Panama
189 cá nhân tổ chức Việt Nam có tên trong Hồ sơ Panama. Ảnh minh họa: TNW.

Trước khi dữ liệu đầy đủ được công bố, tra cứu tên website của ICIJ, người xem tìm thấy 104 cá nhân và tổ chức ở Việt Nam "lọt" vào tài liệu Panama thì đến nay số lượng đã lên tới 189. Phân nửa trong số này là những cái tên "thuần Việt", còn lại có tên ngoại quốc.

Việt Nam chỉ có 19 công ty vỏ bọc ở nước ngoài, đa phần đặt tại quần đảo British Virgin, Anh. Ngoài ra, tài liệu cũng công khai tên 23 cá nhân, tổ chức trung gian cùng 185 địa chỉ tại Việt Nam (chủ yếu là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh).

Ở khu vực châu Âu, Anh và Nga là hai nước có các công ty vỏ bọc thành lập tại nước ngoài tương đối lớn với lần lượt 17.973 và 11.516 thực thể.

Số công ty vỏ bọc có liên quan tới Mỹ là 6.254.

Tại châu Á, Trung Quốc cũng sở hữu một lượng khá lớn công ty vỏ bọc ở nước ngoài, với 4.188 thực thể. Trong khi đó, con số ở Nhật Bản là 28. Số công ty vỏ bọc ở nước ngoài của Singapore cũng được xếp vào hàng cao với 5.869 thực thể.

Tài liệu Panama cho phép truy cập thông tin cụ thể mỗi cá nhân/tổ chức sẽ có quan hệ với công ty vỏ bọc nào, chức vụ vị trí ra sao, đảm nhiệm từ thời điểm nào và trú ở đâu (địa chỉ rất chi tiết) chỉ thông qua một cú nhấp chuột.

189
7 công ty có tên trong "Hồ sơ Panama" và 12 công ty có trong hồ sơ "Offshore Leaks"

Hồ sơ Panama gồm 11,5 triệu tài liệu nằm trong 2,6 terabyte dữ liệu liên quan đến chứng từ thuế của công ty luật Mossack Fonseca (ở Panama) trong suốt 40 năm từ năm 1977 đến tháng 12/2015. Những thông tin đầu tiên của tài liệu này đã được công bố vào ngày 4/4 và đã gây chấn động toàn cầu.

Hồ sơ này tiết lộ tài sản ở nước ngoài của khoảng 140 chính trị gia và quan chức trên toàn thế giới, trong đó có liên quan đến 12 người đã hoặc đang là nguyên thủ quốc gia như gia đình và cộng sự. Có thể kể đến Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson, Bộ trưởng công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria phải từ chức. Thủ tướng Anh David Cameron phải công khai hồ sơ thuế...

Ngoài ra còn có 29 tỷ phú trong danh sách 500 người giàu có nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes (Mỹ).

Mặc dù thành lập các công ty ở nước ngoài không phạm pháp, nhưng nhiều cá nhân giàu có bị ngờ là đã trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Mossack Fonseca để lập vô số công ty, phần lớn bị nghi ngờ là công ty “ma” với mục tiêu che giấu tài sản, trốn thuế, rửa tiền hoặc che giấu những hành vi phạm tội khác.

"Hồ Sơ Panama" bị nghiền nát: Đích ngắm là ai?

Trang Ngọc (Tổng hợp)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI