Chúng ta không muốn tin rằng sẽ có điều xấu nào đó có thể xảy ra với chúng ta hoặc với con của chúng ta và vì thế chúng ta thường không tuân theo các biện pháp phòng ngừa đơn giản để ngăn chặn những điều xấu đó.
Chúng tôi sẽ cho các bạn biết những nguyên tắc an toàn để ngăn ngừa các tình huống nguy hiểm trong thành phố và trong các kỳ nghỉ.
1. Hãy dạy con gọi điện cho bạn khi chúng ra khỏi nhà
|
Dạy trẻ cách gọi điện thoại |
Hãy luyện tập để trờ thành một thói quen trong gia đình là gọi điện thoại cho nhau, khi bạn rời khỏi trường học, từ công sở hoặc từ nhà, và sau đó là khi bạn đến nơi nào. Nếu trẻ thấy người lớn làm như vậy, chúng sẽ nhận thức được rằng các cuộc gọi ấy không phải là để kiểm soát nhau, mà là mối quan tâm bình thường giữa các thành viên trong gia đình về nhau.
2. Hãy tin vào những điều con bạn kể về những tình huống đáng sợ hay đáng nghi vấn mà bé gặp phải.
Nếu con bạn kể với bạn điều gì đó, dù rằng nghe nó có vẻ không đáng tin lắm, dù rằng đó có thể là chuyện về những người bạn của gia đình, giáo viên, v…v…, hãy tin tưởng vào lời nói của con và nhất định là phải làm rõ tình huống đó, bởi vì không hiếm trường hợpnhững kẻ bắt cóc và kẻ hiếp dâm là người quen của đứa trẻ hay gia đình.
Nếu con bạn gọi bạn và yêu cầu đón con, hãy làm điều đó. Có lẽ, qua điện thoại, bé không thể nói trực tiếp những nghi ngờ và lo sợ của mình.
3. Hãy lưu số điện thoại của bạn bè, thầy cô và các bạn cùng lớp của con cũng như các tổ chức, địa chỉ cứu hộ, cứu nạn, công an…
Nếu con bạn không về đúng giờ, hãy nhắn tin và gọi cho người quen, bạn bè, bạn học của đứa trẻ, cho người thân và thầy cô. Khi một đứa trẻ mất tích, mỗi phút trôi qua đều quý giá, vì vậy điều quan trọng là hãy liên hệ với những người có thể nhìn thấy con bạn đi đâu và đi với ai. Hãy lưu số khẩn cấp của các tổ chức tìm kiếm và công an.
Sau khi đứa trẻ đã được tìm thấy, đừng quên thông báo với mọi người rằng mọi thứ đều đã ổn.
4. Hãy chụp hình cho con khi đến nơi công cộng
|
Chụp hình cho con |
Nếu một đứa trẻ mất tích, việc mô tả bé và quần áo sẽ khó khăn hơn bạn có hình ảnh cho những người có thể nhìn thấy con của bạn và gửi nó cho những người có liên quan đến việc tìm kiếm.
5. Nếu con bạn bị mất tích, hay không trả lời điện thoại của bạn, hãy lấp tức tìm kiếm
Người ta hay nói rằng cần phải chờ 3 ngày sau khi ai đó mất tích thì mới nên liên lạc với cảnh sát là một điều… vớ vẩn. Ngay lập tức hạy báo với cơ quan công an gần nhất và phải đảm bảo rằng điều đó được ghi nhận. Hãy thông báo cáo việc mất tích của đứa trẻ với các nhóm hội tình nguyện viên, không giống như cảnh sát, những người làm công tác xã hội có thể tổ chức tìm kiếm ngay sau cuộc gọi của bạn.
6. Hãy cùng bé luyện tập những nguyên tắc hành động trong những tình huống đặc biệt
Trong tình huống căng thẳng, con bạn có thể hết sức bối rối dù về lý thuyết bé đã được dạy phài làm gì. Hãy chuẩn bị cho điều đó. Hãy thường xuyên lập lại với bé địa chỉ và số điện thoại của bố mẹ, chơi các trò chơi tình huống khác nhau: phải làm gì nếu bị lạc trong cửa hàng, lạc cha mẹ đi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, hoặc khi bị người lạ bắt phải đi với anh ta, khi được cho kẹo, hay nhờ giúp đỡ. Ở nơi hoang vắng, tập cho bé hét lên và kêu gọi sự giúp đỡ.
7. Nếu đi du lịch trong rừng hãy chụp hình đế giày của bé
|
Hình đế giày có ích cho việc tìm kiếm trẻ bị lạc |
Nếu bạn cùng con đi chơi trong rừng hoặc đi dã ngoại trong các công viên tự nhiên, sẽ không thừa nếu bạn chụp đế đôi giày của trẻ. Nếu con bị lạc, hình ảnh sẽ giúp ích trong việc tìm kiếm. Đừng mặc cho con các kiểu quần áo theo tính chất ngụy trang – hãy mặc đồ sáng màu.
8. Hãy thỏa thuận trước với con là sẽ gặp nhau ở chỗ nào nếu bị lạc
Nếu bạn đến một nơi đông người (một buổi hòa nhạc, cửa hàng, công viên), hãy luôn luôn thỏa thuận trước với con rằng các bạn sẽ gặp nhau ở chổ nào trong tình huống bị lạc mất nhau. Ngay cả khi bạn và con có điện thoại (nó có thể mất sóng, hết pin, vv). Tốt hơn là chọn một vị trí dễ nhận thấy từ xa - đài phun nước, lối vào chính...
9. Đừng cấm con tham gia vào mạng xã hội
|
Cấm trẻ vào mạng sẽ làm chúng tò mò. Ảnh minh họa |
Khi bạn cấm trẻ sử dụng các mạng xã hội bạn chỉ làm tăng sự tò mò của con. Chúng vẫn có thể làm điều đó với cái tên khác. Thay vào đó, hãy giúp con mở tài khoản riêng của mình: nhờ đó bạn có thể biết những gì con quan tâm và bạn bè của con là ai.
Dạy cho con các quy tắc về bảo mật trực tuyến: cách trả lời các quảng cáo trực tuyến, đe doạ trực tuyến, lừa đảo, những việc làm quen đáng ngờ của người lớn với con
Bạn cũng có thể cài đặt chương trình "kiểm soát " chặn các trang web nguy hiểm và hiển thị các nguồn thông tin mà đứa trẻ đang tham gia.
10. Sử dụng công nghệ thông tin để bảo vệ trẻ
Cài đặt ứng dụng trong điện thoại của con để xác định tọa độ của nó và có thể đưa ra tín hiệu SOS. Nếu điện thoại không có kết nối Internet, hãy kết nối bằng dịch vụ của nhà điều hành di động để xác định tọa độ của chủ sở hữu.
Bạn có thể mua một máy theo dõi GPS riêng dưới dạng vòng tay hoặc vòng đeo tay, theo dõi vị trí của trẻ.
Đăng ký số điện thoại của trẻ bằng tên của bạn, để nếu cần, bạn có thể ngay lập tức nhận được bản in các cuộc gọi mới nhất từ nhà khai thác di động. Nếu không, bạn phải đợi một vài ngày.
11. Hãy đặt vào túi áo trong của trẻ danh thiếp của bạn
Hãy viết số điện thoại của bạn và số điện thoại của bạn bè, người thân trong trường hợp bé không thể liên lạc với bạn được, viết cả những chống chỉ định về y tế nếu con bạn có. Hãy để một tờ giấy như vậy trong túi bên trong của bé.
12. Đừng la mắng con khi bé bị lạc và được tìm thấy
Khi một đứa trẻ bị lạc, bên cạnh nỗi sợ hãi trẻ còn căng thẳng, rằng bạn sẽ tức giận với nó. Vì vậy, nó có thể quên cách cư xử trong tình huống này. Khi nói về các quy tắc an toàn, hãy nhấn mạnh rằng trong mọi trường hợp bạn sẽ không mắng con.
Nếu đứa trẻ bị lạc, rồi được tìm ra, hãy trấn an con, ôm con, nhìn vào mắt con, hít thở cùng con. Khi con đã bình tĩnh, hãy trò chuyện với con: tại sao điều này xảy ra và những gì nên được thực hiện để việc này không xảy ra lần nữa.
13. Hãy tổ chức trong nhóm hay trong lớp những bài học về an toàn cho trẻ
Các khảo sát cho thấy 9 trong số 10 trẻ em sẵn sàng nói chuyện với người lạ về bản thân và những người thân yêu của mình và dễ dàng để bị họ dẫn đi.
Hãy mời các chuyên gia về tâm lý và những người có hiểu biết, có thực hành công tác cứu trợ, tìm kiếm thực hiện các bài giảng trong một nhóm hoặc lớp về cách tránh rơi vào tình huống nguy hiểm và cách hành động.
Không ai muốn làm trẻ lo lắng sợ cả cái bóng của mình. Đừng dọa nạt con, nhưng phải nhất quán phải huấn luyện con biết tự bảo vệ mình, không có gì quý giá hơn cuộc sống và sức khỏe của những người thân yêu.
Thúy Trâm