12 years a slave sẽ bùng nổ tại Oscar năm nay?

24/01/2014 - 01:21

PNO - PNO - 12 years a slave đã có trong tay bảng thành tích sáng chói với hơn 99 giải thưởng lớn nhỏ, hơn 140 đề cử do giới phê bình nghệ thuật uy tín khắp nơi bầu chọn.

edf40wrjww2tblPage:Content

12 years a slave se bung no tai Oscar nam nay?

Chính thức trình chiếu tại đêm mở màn Liên hoan phim Telluride (Mỹ) vào tháng Tám năm ngoái, đến nay phim đã có 10 đề cử BAFTA, là chủ nhân mới toanh của giải Quả Cầu Vàng. Hiện tại, 12 years a slave đang ngạo nghễ tiến thẳng đến Oscar lần thứ 86 với 9 đề cử trải dài các hạng mục quan trọng: Phim hay nhất, Đạo diễn - Quay phim - Biên kịch xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính - phụ xuất sắc nhất, Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất và Hoá trang xuất sắc nhất.

Cụm từ “xuất sắc nhất” liên tục xướng tên 12 years a slave như một minh chứng khẳng định: đạo diễn Steve McQueen và toàn bộ ê-kíp thực hiện đã tạo dựng một tác phẩm tuyệt vời mang đầy giá trị nghệ thuật. 

Từ một câu chuyện bị lãng quên đến những cúp vàng danh giá

12 years a slave se bung no tai Oscar nam nay?

Ít ai biết rằng, đằng sau sự thành công của bộ phim là những năm tháng chìm nổi của quyển hồi ký do chính Solomon Northup ghi chép lại về biến cố cuộc đời mình vào năm 1853. Chỉ sau một đêm, Solomon từ một công dân tự do nghề nghiệp đàng hoàng, có gia đình với hai cô con gái bỗng chốc trở thành nô lệ thấp kém tận đáy xã hội. Cuốn hồi ký thấm đẫm đau khổ, nhục nhã khắc họa 12 năm gông cùm ấy, phản ánh chân thật thời kỳ tồn tại giai cấp nô lệ ở Mỹ những năm đầu thế kỷ 19.

Lần đầu tiên xuất bản, câu chuyện nhanh chóng thu hút đông đảo quần chúng, khi có đến 300.000 bản in ra đời, một kỷ lục đáng gờm lúc bấy giờ. Thế rồi, làn sóng dư luận đánh giá về cuốn sách lại chìm vào lãng quên, đến hơn 100 năm sau, năm 1968 tác phẩm này một lần nữa được đưa ra nghiên cứu bởi những sử gia. Người ta buộc phải nhìn nhận rằng, các tình tiết ghi chép trong sách đã hoàn toàn vạch trần mặt xấu xa của xã hội nước Mỹ khi chế độ phân biệt chủng tộc còn hiện diện.

Ở Hollywood, vô vàng những câu chuyện về tầng lớp người da đen bị bóc lột trong thời kỳ tăm tối đó, nhưng đến nay vẫn chưa có tác phẩm nào thật sự lột tả thành công, ngoại trừ 12 years a slave. Đạo diễn Steve McQueen và nhà biên kịch John Ridley không khai thác những đường nét chung hay bao quát, mà đi sâu, đánh mạnh vào chi tiết đặc sắc nhất. Xuyên suốt 133 phút phim, khán giả gần như sống trọn vẹn cuộc đời của Solomon, có máu và xương, có mồ hôi và tủi nhục. Bộ phim được xếp hạng vào loại R, nghĩa là có chứa các yếu tố bạo lực cũng như tình dục khá “nặng đô”, không ít các cảnh tra tấn hay bạo hành tình dục xuất hiện xung quanh cốt truyện chính. Từ đó, bức màn vốn khép kín về mối quan hệ giữa những người nô lệ và giới cầm quyền chủ nô dần dần hé mở. Người ta không nhìn thấy trực tiếp màn hành hạ ấy, nhưng nghe rất rõ ràng âm thanh la hét, tiếng xương nứt gãy hay tiếng đòn roi vùn vụt quất vào da thịt. Hiệu ứng âm thanh quả thật hỗ trợ hoàn hảo cho các cảnh phim như trên, khiến cho khán giả đồng loạt nghiến chặt khớp hàm và… nín thở theo dõi. Đây được xem là nước cờ mạnh tay nhưng khéo léo của đạo diễn McQueen, bởi sự tưởng tượng đôi khi còn đáng sợ hơn tận mắt chứng kiến.

Họ đã làm điều đó như thế nào?

Có một chi tiết thú vị là, tác phẩm điện ảnh sống động và chân thật như 12 years a slave ra đời nhờ công của bà xã đạo diễn McQueen. Bởi chính bà trao cho ông cuốn nhật ký của Solomon, để rồi vị đạo diễn trẻ tuổi tài ba này say mê tới nỗi quyết định thực hiện một bộ phim dựa trên câu chuyện người thật việc thật ấy ngay tắp lự. Ông phát biểu hùng hồn rằng, khi cầm trong tay quyển sách mình đã giật bắn cả người. Ý tưởng làm phim về con người khốn khổ, vùng vẫy trong giai đoạn nô lệ cứ thế tuôn trào.

12 years a slave se bung no tai Oscar nam nay?

12 years a slave se bung no tai Oscar nam nay?

Và không thể không kể đến gương mặt chính: diễn viên người Anh Chiwetel Ejiofor, người đóng vai Solomon Northup, từng được đề cử Quả Cầu Vàng cũng như BAFTA, một lần nữa khiến các nhà phê bình phải nể trọng bởi khả năng diễn xuất “ngọt lịm” của mình. Theo nhiều đánh giá, hiệu ứng đặc biệt nhất của phim không phải âm thanh hay bối cảnh, mà chính là gương mặt đầy biểu cảm của Chiwetel Ejiofor. Chính xác hơn, là đôi mắt chất chứa mọi cảm xúc của anh. Cặp mắt ấy đau đáu hướng về người xem, là cuộc đấu tranh giữa nỗi giằng xé tưởng chừng tuyệt vọng với niềm tin le lói nhỏ bé. Hẳn nhiên, không một lời thoại nào có thể thay thế được biểu cảm xuất thần đó. Có lẽ khi nhìn vào khuôn mặt khắc khổ ấy, chúng ta như thấy được cả cuộc đời bi thương vô tận mà Solomon đã, đang và sẽ phải gánh chịu.

Nằm trong danh sách đề cử Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, cô nàng Lupita Nyong'o có bước chạm ngõ điện ảnh không thể tuyệt vời hơn khi bộ phim đầu tay hiện đang làm mưa làm gió tại hầu hết các giải thưởng danh giá. Vừa tốt nghiệp khoa kịch nghệ tại trường Đại học Yale ở Mỹ, Nyong'o rất tâm đắc với vai diễn Patsey, tuy chỉ ở tuyến nhân vật phụ, nhưng nữ nô lệ Patsey được đạo diễn McQueen xây dựng mang tới nhiều nỗi ám ảnh. Trong phim, Patsey ràng buộc chặt chẽ với Edwin Epps do Michael Fassbender thủ vai, ở hai người không chỉ tồn tại mối quan hệ chủ tớ, mà còn xen lẫn nhục dục trần trụi. Qua Patsey, khía cạnh chân thật về cuộc sống nữ nô lệ vốn mơ hồ trong các tác phẩm khác, nay hoàn toàn phơi bày trước ánh sáng.

12 years a slave se bung no tai Oscar nam nay?

Cuộc đua đến tượng vàng Oscar lần thứ 86 vẫn còn hơn một tháng, bên cạnh 12 year a slave còn có những cái tên đáng chú ý như American hustle và Gravity khi mỗi phim chia đều 10 đề cử. Và người chiến thắng sẽ được vinh danh vào đêm 2/3 tại nhà hát Dolby, Los Angeles, Mỹ. 

KHÁNH CHÂN

Từ khóa 12 years a slave
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI