12 chiếc giày gốm độc bản đi vào đương đại

13/04/2022 - 20:16

PNO - Lấy cảm hứng từ những chiếc bốt thời trang, cố nghệ nhân Vũ Thắng đã tạo nên chuỗi kiệt tác gồm 12 chiếc giày gốm.

Triển lãm 12 chiếc giày gốm do Bảo tàng Nghệ thuật hồn đất Việt Bát Tràng phối hợp với Đại sứ quán Italia tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10/4 đến 3/5. 

Một phần của bộ sưu tập từng được giới thiệu tại Đẹp Fashion Show năm 2011. Đây được xem là một di sản quý của nghệ thuật đương đại Việt Nam lấy cảm hứng từ thời trang Ý.

Cố nghệ nhân Vũ Thắng - Ảnh tư liệu
Cố nghệ nhân Vũ Thắng - Ảnh tư liệu

Dù đã nửa thế kỷ làm nghề, nghệ nhân Vũ Thắng vẫn phải thử đi thử lại hàng chục lần. Phải mất sáu tháng kỳ công mới tìm ra lời giải. Vượt qua cửa ải kỹ thuật, ông bắt đầu thử nghiệm với màu sắc, thủ pháp và hoa văn. Ông còn pha chế nhiều màu men mới, ứng dụng thêm nhiều kỹ thuật phức tạp và tinh xảo vào sản phẩm.

Giày được làm từng chiếc một, đều là độc bản. Cao 47.5cm, rộng 17cm, nặng 2.5kg, gót và miệng giày được bọc đồng để tạo độ vững chãi.

Ngoài hoa văn nổi, họa tiết chìm, phối màu men - những kỹ thuật truyền thống quen thuộc của nghề gốm, còn có kỹ thuật pha trộn và chồng màu, những tác phẩm giày gốm của cố nghệ nhân Vũ Thắng đạt đến độ huyền ảo và tinh xảo.

Ông còn kết hợp nhiều chất liệu khác như sen khô, tơ tằm, bạc sợi... để tạo nên nét độc đáo cho tác phẩm. Xuyên suốt 12 tác phẩm là một hơi thở thuần chân, nồng nàn gốm Việt.

Các tác phẩm giày gốm của nghệ nhân Vũ Thắng:

Gốm men xanh ngọc, sử dụng kỹ thuật khắc chìm, họa tiết hoa sen và hoa dây lấy cảm hứng từ gốm hoa nâu thời Lý - Trần thế kỷ XI - XIV
Gốm men xanh ngọc, sử dụng kỹ thuật khắc chìm, họa tiết hoa sen và hoa dây lấy cảm hứng từ gốm hoa nâu thời Lý - Trần thế kỷ XI - XIV
Gốm men ngà, một trong những màu men truyền thống của Bát Tràng. Thân giày vẽ họa tiết bách hoa, lấy ý từ câu nhân sinh bách nghệ, tượng trưng cho vẻ trăm hoa đua nở của các ngành nghề của dân tộc Việt Nam
Gốm men ngà, một trong những màu men truyền thống của Bát Tràng. Thân giày vẽ họa tiết bách hoa, lấy ý từ câu "nhân sinh bách nghệ", tượng trưng cho vẻ trăm hoa đua nở của các ngành nghề của dân tộc Việt Nam
Gốm men nâu sử dụng kỹ thuật chồng màu. Khác với những chiếc giày có hoa văn truyền thống, ở tác phẩm này, người nghệ nhân Bát Tràng khắc chìm họa tiết hoa lan với những nét phóng khoáng, thanh thoát và hiện đại.
Gốm men nâu sử dụng kỹ thuật chồng màu. Khác với những chiếc giày có hoa văn truyền thống, ở tác phẩm này, nghệ nhân Bát Tràng khắc chìm họa tiết hoa lan với những nét phóng khoáng, thanh thoát và hiện đại.
Gốm men ngà. Thân giày được vẽ tỉ mỉ họa tiết vảy cá, phần mũi giày thể hiện hình ảnh đầu cá chép sống động. Đây là một họa tiết lấy cảm hứng từ tích cổ Lý ngư vượt long môn, kết hợp với một món đồ thời trang hiện đại, mang lại những cảm xúc mới mẻ
Gốm men ngà. Thân giày được vẽ tỉ mỉ họa tiết vảy cá, phần mũi giày thể hiện hình ảnh đầu cá chép sống động. Đây là một họa tiết lấy cảm hứng từ tích cổ "Lý ngư vượt long môn", kết hợp với một món đồ thời trang hiện đại, mang lại những cảm xúc mới mẻ
Trên chiếc giày được làm từ gốm men ngà này, có họa tiết sóng thủy tam, tượng trưng cho sự tiếp nối thế hệ
Trên chiếc giày được làm từ gốm men ngà này, có họa tiết sóng thủy tam, tượng trưng cho sự tiếp nối thế hệ
Tác phẩm thể hiện rõ nhất tài năng của người nghệ nhân dân gian. Màu sắc ẩn hiện lớp lớp biến ảo mà vẫn giữ được độ trong, họa tiết hoa đào sống động tươi tắn như một khu vườn xuân. Đây là tác phẩm được tổ chức kỷ lục Guiness Việt Nam cấp bằng công nhận là chiếc giày gốm lớn nhất ca rnuwowcs (2013)
Tác phẩm thể hiện rõ nhất tài năng của nghệ nhân. Màu sắc ẩn hiện lớp lớp biến ảo mà vẫn giữ được độ trong, họa tiết hoa đào sống động tươi tắn như một khu vườn xuân. Đây là tác phẩm được tổ chức kỷ lục Guiness Việt Nam cấp bằng công nhận là chiếc giày gốm lớn nhất cả nước (2013)
Giày sử dụng gốm men lam, kĩ thuật chồng màu. Thân giày khắc họa tiết long hí thủy, tượng trưng cho tinh thần luôn hướng về nguồn cội. Khác với những chiếc giày còn lại, ở tác phẩm này, nghệ nhân lấy cảm hứng từ họa tiết rồng thời Nguyễn với thế cuộn mình uyển chuyển, sống động.
Giày sử dụng gốm men lam, kĩ thuật chồng màu. Thân giày khắc họa tiết "long hí thủy", tượng trưng cho tinh thần luôn hướng về nguồn cội. Khác với những chiếc giày còn lại, ở tác phẩm này, nghệ nhân lấy cảm hứng từ họa tiết rồng thời Nguyễn với thế cuộn mình uyển chuyển, sống động.
Giày được vẽ bằng tay trực tiếp trên xương gốm cho màu chàm cổ thấm trên gốm, sau đó phủ một lớp men trắng ngà. Trên giày vẽ họa tiết long cuốn thủy (rồng hút nước), lấy cảm hứng từ con rồng thời Trần ở thế kỷ XIV uốn lượn uy nghi
Giày được vẽ bằng tay trực tiếp trên xương gốm cho màu chàm cổ thấm trên gốm, sau đó phủ một lớp men trắng ngà. Trên giày vẽ họa tiết "long cuốn thủy" (rồng hút nước), lấy cảm hứng từ con rồng thời Trần ở thế kỷ XIV uốn lượn uy nghi
Gốm men lam sử dụng kỹ thuật chồng màu. Chiếc giày gợi nhớ đến những chiếc Western boot da kinh điển của phương Tây
Gốm men lam sử dụng kỹ thuật chồng màu. Chiếc giày gợi nhớ đến những chiếc bốt da kinh điển của phương Tây
Chiếc giày sử dụng gốm men nâu. Bên cạnh chiếc đài sen khô trên cổ giày, điểm nổi bật là phần kén tằm trắng và những chuỗi hạt gỗ được đính công phhu lượn sóng bên hông giày và bao phủ toàn bộ phần mũi giày.
Chiếc giày được sử dụng kĩ thuật khắc chìm, họa tiết hoa sen và hoa dây lấy cảm hứng từ gốm hoa nâu thời Lý - Trần thế kỷ XI - XIV. Bên cạnh chiếc đài sen khô trên cổ giày, điểm nổi bật là phần kén tằm trắng và những chuỗi hạt gỗ được đính công phhu lượn sóng bên hông giày và bao phủ toàn bộ phần mũi giày

Nghệ nhân Vũ Đức Thắng (Vũ Thắng) tốt nghiệp Khoa Đồ họa –  Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 1980. Ông nổi tiếng trong làng gốm Bát Tràng bởi tài đắp nổi, khắc hoa văn trên gốm. 

Năm 2003, nghệ nhân Vũ Đức Thắng được UBND TP.Hà Nội phong tặng Nghệ nhân cấp thành phố. Năm 2010, ông được phong tặng Nghệ nhân cấp quốc gia – Nghệ nhân Ưu tú – danh hiệu lần đầu tiên trong ngành Thủ công nghệ.

Đầu năm 2016, nghệ nhân ưu tú Vũ Đức Thắng được UBND TP.Hà Nội cấp giấy phép thành lập Bảo tàng Gốm tư nhân đầu tiên tại Việt Nam. Chiều ngày 5/10/2016, nghệ nhân Ưu tú Vũ Đức Thắng đột ngột ra đi ở tuổi 62, khi bảo tàng gốm đang trong quá trình hoàn thiện.

Tin & Ảnh: C.Vũ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI