11 quốc gia ký CPTPP không có Mỹ

08/03/2018 - 07:44

PNO - Một năm sau khi Mỹ đột ngột rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hôm nay, 8/3 tại Santiago, Chile, mười một nước còn lại ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Hiệp định CPTPP được coi như “thuốc giải” chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

11 quoc gia ky CPTPP khong co My
Bộ trưởng thương mại 11 nước còn lại sau khi Mỹ rời TPP tham dự cuộc họp APEC 2017 ở Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 9/11/2017 để bàn phiên bản mới CPTPP nhằm cứu vãn sự tan rã của TPP - Ảnh: Reuters

Ông Felipe Lopeandia, nhà thương thuyết thương mại hàng đầu của Chile tuyên bố trước lễ phê chuẩn CPTPP ở Santiago: "Chúng tôi sẽ không ‘trật bánh’ sau quyết định của ông Trump".

Sau nhiều năm đàm phán, thỏa thuận ban đầu - Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – đã được 12 nước tiếp giáp Thái Bình Dương ký tháng 2/2016.

Nhưng TPP đã trở thành nạn nhân của chính sách "Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump, khi ông gỡ bỏ phần cốt lõi trước khi thỏa thuận có thể tiến hành.

Thỏa thuận sửa đổi, CPTPP, nhằm cắt giảm thuế quan giữa 11 quốc gia thành viên và tăng cường thương mại để thúc đẩy tăng trưởng.

Ông Lopeandia nói: "Nó sẽ đưa ra một tín hiệu chính trị cho thế giới và bản thân Hoa Kỳ rằng đây là một thỏa thuận toàn cầu”.

Một đòn đánh vào chủ nghĩa bảo hộ

Diễn ra trong tuần, khi ông Trump có một hành động có thể gây ra chiến tranh thương mại là quyết định đưa ra hàng rào thuế quan đối với thép và nhôm nhập khẩu, việc ký CPTPP được coi là một đòn đánh chống lại chủ nghĩa bảo hộ.

Sự ra đi của Washington làm thỏa thuận ban đầu (TPP) suy giảm mạnh mẽ, khi Mỹ chiếm đến 40% nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, hiệp định mới (CPTPP) - mặc dù chỉ chiếm 13,5 13,5% GDP toàn cầu - vẫn còn rất đáng kể, theo giáo sư Ignacio Bartesaghi, Trường kinh doanh Đại học Catholic Uruguay.

Ông Bartesaghi nói với AFP: "Không có hiệp định thương mại nào liên quan đến một số lượng quốc gia như vậy, và một hiệp ước 30 chương đề cập đến tất cả các chủ đề hiện đại nhất của thương mại quốc tế".

Tháng trước, ông Trump tuyên bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos rằng Mỹ có thể sẽ trở lại TPP “nếu có một thỏa thuận tốt hơn”.

Ông Bartesaghi nói: "Từng bước một, các cố vấn của Tổng thống Mỹ đã làm cho ông Trump nhận thấy vai trò Hoa Kỳ đóng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương và vai trò của TPP trong khu vực này, không chỉ về mặt kinh tế và thương mại, mà còn về khía cạnh địa chính trị".

Tuy nhiên, Nhật Bản, một động lực chủ chốt của CPTPP dường như vẫn hoài nghi khả năng quay lại của Mỹ.

Nhà đàm phán chính của Nhật Bản Kazuyoshi Umemoto cho biết: "Nếu Hoa Kỳ có thái độ tích cực hơn đối với TPP, chúng ta sẽ hoan nghênh, nhưng sẽ không dễ dàng gì để thay đổi thỏa thuận một lần nữa.

“Cân bằng hơn”

Hơn 20 điều khoản bị đình chỉ hoặc thay đổi trong hiệp định mới CPTPP, chủ yếu là các quy tắc về sở hữu trí tuệ ban đầu được đưa vào theo đề nghị của các nhà đàm phán Hoa Kỳ.

Các nhà phân tích lưu ý rằng các điều khoản này không bị hủy bỏ và được coi như “một cánh cửa mở” cho Mỹ.

Nhà chức trách Chile nói rằng chương mới về bảo vệ sở hữu trí tuệ này "cân bằng hơn".

"CPTPP sẽ thiết lập một tiêu chuẩn mới cho các hiệp định hội nhập kinh tế khu vực khác, và thậm chí đối với các cuộc đàm phán trong tương lai của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)”, Bộ Ngoại giao Chile tuyên bố.

Chile cho biết, thành viên của hiệp định mới (CPTPP) sẽ cải thiện khả năng tiếp cận các thị trường hiện chịu trách nhiệm 17% tổng xuất khẩu.

Hai nước châu Mỹ Latinh khác, Mexico và Peru, cũng sẽ cải thiện khả năng tiếp cận các nước phía bên kia Thái Bình Dương, là Việt Nam và Malaysia.

"Điều đó có nghĩa là thị trường tiềm năng của chúng tôi sẽ gia tăng và khả năng người dân chúng tôi có thể tiếp cận với nhiều sản phẩm hơn", Mario Mongilardi, người đứng đầu Phòng thương mại Lima (Peru) cho biết.

11 quốc gia CPTPP đại diện cho một thị trường 500 triệu người, lớn hơn thị trường của Liên minh châu Âu (EU).

Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày sau khi được  từ khi được sáu trong số 11 thành viên phê chuẩn.

11 quốc gia CPTPP là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Hòa Ninh (Theo AsiaOne, AFP)

Từ khóa ChileCPTPPTPP
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI