Gừng là một trong những gia vị lành mạnh nhất. Nó có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học có lợi ích mạnh mẽ cho cơ thể và bộ não của bạn.
Dưới đây là 11 lợi ích sức khỏe của gừng đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh.
1. Gừng có chứa gingerol, một hợp chất có dược tính mạnh
Gừng là một loại thực vật có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phần rễ (phần ngầm của thân) là phần thường được sử dụng làm gia vị, thường được gọi là rễ gừng, hoặc chỉ đơn giản là củ gừng.
Gừng có một lịch sử ứng dụng rất dài trong các hình thức y học truyền thống/ thay thế. Nó đã được sử dụng để giúp tiêu hóa, giảm buồn nôn, chống lại bệnh cúm, cảm lạnh và một vài bệnh thông thường khác.
Gừng có thể được sử dụng ở dạng tươi, khô, bột, hoặc như một loại dầu hoặc nước trái cây. Đôi khi, gừng cũng được thêm vào thực phẩm chế biến và mỹ phẩm. Nó là một thành phần rất phổ biến trong các công thức nấu ăn.
Hương thơm độc đáo và hương vị của gừng đến từ tinh dầu tự nhiên của nó, trong đó có chất gingerol.
Gingerol là hợp chất hoạt tính sinh học chính trong gừng, chịu trách nhiệm cho các tính dược tính của nó. Nó có tác dụng chống viêm và chống ôxy hóa mạnh.
2. Gừng có thể xử lý được nhiều bệnh trạng như buồn nôn, đặc biệt là ốm nghén
Gừng có hiệu quả cao trong việc chống buồn nôn, điều trị chứng say sóng, và có một số bằng chứng cho thấy nó có thể có hiệu quả như thuốc theo toa.
Gừng cũng có thể làm giảm buồn nôn và nôn sau phẫu thuật, và được sử dụng ở các bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa chất.
Ngoài ra gừng cũng rất hiệu quả khi khắc phục chứng buồn nôn khi mang thai, hay trong thời kỳ ốm nghén.
Theo đánh giá tổng quát của 12 nghiên cứu trên 1.278 phụ nữ mang thai cho thấy rằng, sử dụng 1.1-1.5 gam gừng có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng buồn nôn.
Mặc dù gừng được coi là an toàn, nhưng nếu bạn sử dụng một lượng lớn khi đang mang thai, bạn nên nhận được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định sử dụng. Vì một số người cho rằng, trong quá trình mang thai nếu dùng một số lượng lớn gừng, có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào hỗ trợ vấn đề này.
3. Gừng có thể làm giảm sự đau nhức và đau cơ bắp
Gừng đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại những cơn đau cơ do tập luyện. Trong một nghiên cứu, tiêu thụ 2 gam gừng mỗi ngày trong 11 ngày, đã làm giảm đáng kể tình trạng đau cơ bắp ở những người thực hiện các bài tập khuỷu tay.
Gừng không có tác động ngay lập tức, nhưng nó có hiệu quả trong việc làm giảm đau cơ khi sử dụng hàng ngày.
4. Gừng có tác dụng chống viêm, rất tốt cho xương khớp
Viêm khớp chính là sự thoái hóa của các khớp trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như đau khớp và cứng khớp.
Trong một thử nghiệm có kiểm soát với 247 người bị viêm xương khớp đầu gối, những người đã sử dụng chiết xuất gừng ít đau hơn, và cần ít thuốc giảm đau hơn.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng, sự kết hợp của gừng, mastic, quế, dầu mè có thể giảm đau và cứng khớp ở bệnh nhân viêm xương khớp khi bôi tại chỗ.
5. Gừng có thể hạ thấp nhanh chóng đường huyết và cải thiện nhân tố nguy cơ gây bệnh tim
Khía cạnh nghiên cứu này còn tương đối mới, nhưng gừng có thể có đặc tính chống đái tháo đường mạnh.
Trong một nghiên cứu gần đây vào năm 2015 với 41 người tham gia mắc bệnh tiểu đường loại 2. Họ sử dụng 2 gam bột gừng mỗi ngày đã giảm đường huyết lúc đói bằng 12%.
Gừng cũng giúp cải thiện đáng kể chỉ số HbA1c (một dấu hiệu cho lượng đường trong máu dài hạn), dẫn đến giảm 10% trong khoảng thời gian 12 tuần.
Cũng làm giảm 28% tỷ lệ ApoB / ApoA-I, và giảm 23% dấu hiệu lipoprotein bị ôxy hóa. Đây là hai nhân tố chính dẫn đến bệnh tim.
|
Biểu đồ sử dụng gừng tươi (Ginger) và giả dược (Placebo) |
Tóm lại: Gừng đã được chứng minh giúp làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác nhau ở các những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường loại 2.
6. Gừng có thể giúp điều trị bệnh khó tiêu mãn tính
Người ta tin rằng, dạ dày trống rỗng bị trì hoãn chính là nguyên nhân của chứng khó tiêu. Điều thú vị là, gừng đã được chứng minh có công dụng tăng tốc độ làm trống rỗng dạ dày ở những người bị tình trạng này.
Sau khi ăn súp, gừng sẽ làm giảm thời gian cần thiết cho dạ dày trống rỗng từ 12-16 phút.
Trong một nghiên cứu của 24 người khỏe mạnh, họ sử dụng 1.2 gam bột gừng trước bữa ăn, kết quả đã tăng tốc độ làm trống dạ dày bằng 50%.
Tóm lại: Gừng có công dụng làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, có thể có lợi cho những người bị khó tiêu và các chứng khó chịu liên quan đến dạ dày.
7. Bột gừng là giảm các cơn đau kinh nguyệt
Trong những ứng dụng truyền thống của gừng là giảm đau, bao gồm đau bụng kinh.
Trong một nghiên cứu với 150 phụ nữ được hướng dẫn sử dụng 1 gam bột gừng mỗi ngày trong 3 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.
Kết quả cho thấy, các cơn đau đã giảm đáng kể, và gừng giảm đau có hiệu quả như thuốc axit mefenamic và ibuprofen.
8. Gừng làm hạ thấp nồng độ Cholesterol
Trong một nghiên cứu 45 ngày của 85 cá nhân có nồng độ cholesterol cao sử dụng 3 gam bột gừng hàng ngày. Kết quả cho thấy, hầu hết các dấu hiệu cholesterol đều giảm đáng kể.
Điều này được hỗ trợ bởi một nghiên cứu ở chuột suy giáp, chiết xuất gừng đã làm giảm nồng độ cholesterol LDL xuống mức tương tự như thuộc hạ cholesterol atorvastatin.
Cả hai nghiên cứu trên cũng cho thấy giảm cholesterol tổng thể và mỡ máu.
Tóm lại: Có một số bằng chứng ở cả người và động vật đều cho thấy rằng, gừng có thể giảm đáng kể nồng độ cholesterol xấu LDL và mỡ máu.
9. Gừng có chứa chất ngăn ngừa ung thư
Chiết xuất gừng đã được nghiên cứu như một giải pháp điều trị thay thế đối với một số dạng ung thư.
Các đặc tính chống ung thư được cho là 6-gingerol, hợp chất này được tìm thấy với số lượng lớn trong gừng tươi.
Trong một nghiên cứu của 30 cá nhân sử dụng 2 gam chiết xuất gừng mỗi ngày, đã giảm đáng kể các phân tử phát tín hiệu gây viêm ở đại tràng.
Tuy nhiên, một nghiên cứu tương tự trên các cá nhân có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư ruột kết đã không xác nhận những phát hiện này.
Có một số người, mặc dù số ít, nhưng cũng là bằng chứng chứng minh gừng có thể có hiệu quả chống lại bệnh ung thư tuyến tụy, ung thư vú và ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, các bằng chứng này cần phải được nghiên cứu thêm.
Tóm lại: Gừng có chứa một chất gọi là 6-gingerol, có thể có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh ung thư. Tuy nhiên, điều này cần phải được nghiên cứu chuyên sâu hơn.
10. Gừng có thể cải thiện chức năng não và chống lại bệnh Alzheimer
Chúng được cho là một trong những động lực chính của bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức do tuổi tác.
Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy chất chống ôxy hóa và các hợp chất hoạt tính sinh học trong gừng có thể ức chế phản ứng viêm xảy ra trong não.
Bên cạnh đó cũng có một số bằng chứng cho thấy, gừng có thể trực tiếp tăng cường chức năng não. Trong một nghiên cứu 60 phụ nữ trung niên sử dụng chiết xuất gừng, kết quả cho thấy thời gian phản ứng và hiệu suất làm việc của bộ nhớ đã được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra còn có rất nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy gừng có thể bảo vệ chống lại suy giảm của chức năng não bộ do tuổi tác.
11. Gừng chống lại nhiễm khuẩn
Gingerol, một hợp chất hoạt tính sinh học có trong gừng tươi có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Trong thực tế, chiết xuất gừng có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Rất hiệu quả trong việc chống lại các vi khuẩn đường miệng có liên quan đến bệnh viêm nướu răng, chẳng hạn như viêm nướu và nha chu.
Gừng tươi cũng có hiệu quả chống lại virus RSV, một nguyên nhân phổ biến của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Gừng là một trong số rất ít gia vị là “siêu thực phẩm” đúng với bản chất của nó.
Bạn nên ăn gừng hàng ngày để đạt được nhiều lợi ích sức khỏe, và phòng ngừa một số bệnh tật thông thường.
Trịnh Tuyển (Theo Authority Nutrition)