Ngày nay, nhiều người nhầm tưởng và chọn sai thực phẩm cho chế độ ăn uống của mình. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên cân nhắc các thành phần và đặc tính dinh dưỡng của từng thực phẩm trước khi nạp vào cơ thể. Nhiều thực phẩm bạn nghĩ là giàu dinh dưỡng, tuy nhiên trên thực tế chúng lại nằm trong danh mục bị cấm đối với một chế độ ăn uống lành mạnh.
1. Sữa chua có đường
Sữa chua là một thực phẩm tốt cho cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Chúng là thành phần quen thuộc trong việc làm đẹp da của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, sữa chua chỉ thực sự tốt khi không chứa các thành phần phụ gia công nghiệp như đường hóa học và đường trái cây công nghiệp.
Thay vì một món tráng miệng có đường, bạn có thể ăn sữa chua nguyên chất cùng với các loại quả mọng nước như dâu tây hoặc quả mâm xôi để tăng thêm hương vị cho món ăn của mình.
2. Gạo
Gạo giống như bánh mì bởi nó cung cấp tinh bột cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo được xếp vào hàng thực phẩm tinh bột ít có lợi nhất cho cơ thể bởi chúng chứa một lượng lớn carbohydrate gây tăng cân nhanh chóng.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo bạn nên chọn một loại gạo có chất lượng tốt trong trường hợp không thể thực sự loại nó ra khỏi bữa ăn thường ngày của mình.
3. Ngò tây
Ngò tây thật sự có hại nếu không được chế biến đúng cách. Nếu bạn không thực sự am hiểu về các thành phần dinh dưỡng của loại gia vị này thì không nên thêm nó vào món salad được trộn với mayonnaise hoặc dầu, vì ngò tây có thể bắt đầu tiết ra nitrit và chuyển hóa thành chất độc trong vòng 30 phút.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên thêm ngò tây trước khi dùng món ăn đó trong một khoảng thời gian ngắn để giữ được thành phần dinh dưỡng có lợi của chúng.
4. Nước sốt
Theo các nghiên cứu được công bố gần đây, các loại nước sốt công nghiệp đều có chứa nhiều thành phần phụ gia gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là đường hóa học. Các thành phần này giúp việc gia công nước sốt trong công nghiệp có giá thành rẻ hơn thay vì sử dụng cà chua hay ớt tự nhiên. Do đó, nếu bạn thực sự muốn dùng nước sốt, hãy chịu khó vào bếp và tạo ra món nước sốt nguyên chất từ các thành phần tự nhiên như cà chua và dầu ô-liu.
5. Trái cây sấy khô
Trái cây sấy khô trở thành một món ăn vặt phổ biến được nhiều người sử dụng ngày nay. Tuy nhiên, đây là một sản phẩm của công nghiệp được chế biến bằng cách chiên trong chảo dầu. Trước khi sấy khô, trái cây sẽ được xử lý bằng cách tẩm các chất phụ gia, chất bảo quản để có màu sắc bắt mắt và hấp dẫn hơn.
Những sản phẩm trái cây sấy khô thường có thời gian sử dụng ít nhất là 3 tháng, do đó chúng không giữ được các thành phần dinh dưỡng vốn có. Khi mua trái cây sấy khô, bạn nên kiểm tra màu sắc, độ mềm và mùi vị của sản phẩm để có sự lựa chọn sáng suốt nhất.
6. Nho
Nho không thực sự tốt nếu được nạp quá nhiều vào cơ thể cùng một lúc. Vị ngọt của nho chính là “thủ phạm” kích thích vị giác khiến bạn ăn quá nhiều. Quá trình này sẽ gây ra sự thừa đường trong cơ thể.
Sử dụng nho thông minh cùng các thực phẩm có lợi khác sẽ khiến nho phát huy được tác dụng hiệu quả với cơ thể. Đặc biệt, bạn không nên ăn nho sau khi dùng các món ăn nhiều dầu mỡ, dưa chuột tươi, bia và cá.
7. Cá bị chế biến sai cách
Cá là nguồn cung cấp axit béo omega-3 và các chất béo có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia tim mạch Mỹ khuyên rằng bạn nên hấp hoặc áp chảo cá để giữ được các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm thay vì chiên hoặc hun khói.
8. Bắp
Bắp biến đổi gen được chứng minh rằng gây ra nhiều tác hại đối với sinh vật sống, đặc biệt là con người. Ngoài ra, phấn hoa của loại bắp này có chứa thành phần độc hại cho cơ thể. Bạn không nên sử dụng các sản phẩm bắp đóng hộp; thay vào đó, nên tìm nguồn cung cấp bắp đáng tin cậy và chế biến bằng cách luộc hoặc nướng để giữ được cách thành phần dinh dưỡng của bắp.
9. Sữa từ các loại hạt
Các loại sữa công nghiệp được chế biến từ các loại hạt như hạnh nhân hoặc đậu nành đều có chứa nhiều đường và chất phụ gia tạo mùi. Để đảm bảo sức khỏe, bạn có thể tìm mua sữa tại các cửa hàng thực phẩm hữu cơ để có được chất lượng sản phẩm tốt nhất.
10. Bánh gạo
Bánh gạo là thực phẩm gây lầm tưởng nhiều nhất về thành phần dinh dưỡng. Bánh gạo là nguồn cung cấp calo đáng kể cho cơ thể và từng được khuyên dùng thay cho bánh mì trong chế độ giảm cân. Tuy nhiên, gần đây, các chuyên gia dinh dưỡng đã công bố rằng bánh gạo cung cấp một lượng calo nhiều hơn so với mức bình thường và gây nguy cơ béo phì.
Thúy Hà