PNO - 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2019 đã được bầu chọn từ 39 hồ sơ đề cử sự kiện từ các cơ quan, đơn vị.
Lĩnh vực văn hóa
Luật Thư viện - Động lực phát triển thư viện và văn hóa đọc
Ngày 21/11/2019, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá 14 đã thông qua Luật Thư viện số 46/2019/QH14 với tỉ lệ 91,51% đại biểu Quốc hội tán thành.
Luật Thư viện gồm 6 chương, 52 điều quy định về thành lập, hoạt động thư viện; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; quản lý nhà nước về thư viện. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.
Sự trở lại của Hồ Thiên Nga mang dấu ấn nghệ sĩ Việt sau 35 năm
Vở Hồ Thiên Nga được trình diễn một cách đầy đủ tại Việt Nam vào năm 1985 qua sự dàn dựng của chuyên gia người Nga. Về sau, Hồ Thiên Nga được diễn tại Việt Nam chỉ dưới hình thức trích đoạn, không đầy đủ.
Sau 35 năm vắng bóng trên sàn diễn, Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam đã đưa vở ballet nổi tiếng Hồ Thiên Nga trở lại với khán giả Việt. Để có 7 đêm diễn thành công, đông đảo nghệ sĩ, diễn viên múa của Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam đã cùng Học viện Múa Việt Nam tập luyện liên tục trong 6 tháng.
Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Ngày 13/12/2019, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra tại thủ đô Bogota, Cộng hoà Colombia, UNESCO đã ghi danh di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại.
Thực hành Then là nghi thể không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam. Nghi lễ diễn ra với mục đích cầu bình an, mùa màng thắng lợi, cầu sức khoẻ, mừng năm mới...
Tôn vinh 100 năm Nghệ thuật sân khấu cải lương
Trong năm 2019, nhiều hoạt động tôn vinh 100 năm Nghệ thuật sân khấu cải lương (1918 – 2018) diễn ra, đặc biệt tại TPHCM. Trong đó, chuỗi hoạt động từ 17/12/2018 đến 19/1/2019 do Ban tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn TPHCM tổ chức tại đường đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) và một số tụ điểm nội thành là sự kiện được chú ý.
Nhiều hoạt động như triển lãm tranh ảnh, phim tư liệu, toạ đàm liên quan đến nghệ thuật sân khấu cải lương trong quá trình hình thành và phát triển cũng được tổ chức. Bên cạnh đó, trích đoạn các vở cải lương kinh điển cũng được tái hiện tại một số sân khấu trong nhà và ngoài trời.
Các nghệ sĩ gạo cội trên sân khấu chương trình kỷ niệm 100 năm cải lương tại đường đi bộ Nguyễn Huệ |
Lĩnh vực thể thao
Đoàn Thể thao Việt Nam với thành tích đặc biệt xuất sắc xếp hạng 2 toàn đoàn trên 11 quốc gia tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 30 (SEA Games 30)
Đặt mục tiêu lọt vào Top 3 toàn đoàn và giành từ 65-70 HCV nhưng Đoàn thể thao Việt Nam đã vượt chỉ tiêu đề ra với tổng cộng 98 HCV, 85 HCB và 103 HCĐ. Thành tích này giúp Việt Nam xếp thứ 2 trên Bảng tổng sắp huy chương, chỉ sau đoàn chủ nhà Philippines.
Thành tích ấn tượng của môn bóng đá trên đấu trường khu vực
Tại SEA Games 30, lần đầu tiên, bóng đá Việt Nam giành Huy chương vàng ở 2 thể thức bóng đá nam và nữ. Với bóng đá nam, đó là chiến thắng được chờ đợi sau 60 năm. Với bóng đá nữ, đó là lần thứ 6, tuyển nữ bước lên ngôi vô địch. Trong năm qua, bóng đá nữ Việt Nam cũng lần thứ 3, vô địch Giải vô địch Đông Nam Á. Đội tuyển bóng đá U23 lần thứ 2 lọt vào tứ kết Asian Cup; đội tuyển bóng đá nam hiện thi đấu thành công, xếp đầu bảng tại vòng loại World Cup...
Việt Nam chính thức là nước thứ 22 trên thế giới đăng cai Giải đua xe công thức 1 (F1)
Với sự kiện này, Việt Nam chính thức có mặt trên bản đồ của môn thể thao đỉnh cao đắt đỏ, hấp dẫn và thu hút một lượng lớn người hâm mộ trên thế giới. Đây cũng là cơ hội để Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung quảng bá hình ảnh, thu hút du lịch.
Chặng đua F1 đầu tiên do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 3 - 5/4/2020 tại Hà Nội, với đường đua có chiều dài tới 5.607m và có 23 góc cua đầy thử thách.
Lĩnh vực du lịch
Du lịch Việt Nam đạt kỷ lục đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2019
Năm 2019, du lịch Việt Nam đạt kỷ lục đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018; phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tăng 6%; tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 726.000 tỷ, tăng trên 17,1%. Trong đó, tháng 11/2019, cán mốc tăng trưởng cao nhất, đạt kỷ lục 1,81 triệu lượt.
Điểm đến du lịch Việt Nam liên tiếp giành nhiều giải thưởng tầm thế giới và châu lục
Năm 2019, du lịch Việt Nam được vinh danh ở 6 hạng mục giải thưởng do Tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) và Giải thưởng Golf thế giới (World Golf Awards) trao tặng gồm: Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới 2019, Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019, Điểm đến hấp dẫn hàng đầu châu Á (2 năm liên tiếp 2018, 2019), Điểm đến hàng đầu châu Á về Ẩm thực 2019, Hội An – Điểm thành phố văn hoá hàng đầu châu Á 2019, đồng thời các hãng lữ hành, hàng không, các chuỗi khách sạn, khu du lịch, resort nghỉ dưỡng... đồng thời đạt các giải thưởng tầm châu lục và thế giới do World Travel Awards trao.
Việt Nam chủ trì thành công Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2019
Sau 10 năm kể từ 2009, đây là lần thứ 2 Việt Nam đăng cai và chủ trì thành công Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF), diễn ra từ 14 - 18/1/2019 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Diễn đàn thu hút hơn 2.000 đại biểu đến từ các nước ASEAN và các đối tác, các tổ chức, truyền thông quốc tế tham dự.
Minh Tú
Chia sẻ bài viết: |
Trên màn ảnh Việt, người khuyết tật có cơ hội đóng phim chỉ ở những vai nhân vật khuyết tật.
Không để thiếu em nào có lẽ là một trong những bộ phim “khiêm tốn” nhất của Trương Nghệ Mưu, với kinh phí cực kỳ ít ỏi.
Gần đây, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa trong ngành xuất bản giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra.
Những năm qua, di sản văn hóa đã gắn chặt với việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị, thúc đẩy du lịch phát triển.
Tác giả Lê Hà (sinh năm 1983, TP Huế) đã đưa bạn đọc trở về những ngày xưa cũ, để thưởng thức những món ăn bình dị, dân dã...
Việc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phải làm rào chắn, lần nữa cho thấy văn hóa ứng xử kém của một bộ phận công chúng.
Trong hải trình về với quân dân vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc (từ 9 - 16/11), âm nhạc như chất xúc tác đặc biệt,
“Hẹn sáng Chủ nhật ở chợ quê nghen”. Chợ quê mà chị em nhắn nhau rần rần trên Facebook nằm ở số 7 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM
Đề tài bạo lực học đường đã đi vào trang sách, trở thành chủ đề trò chuyện cho trẻ thơ.
Bộ ba sách ra đời là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử, cảm xúc và những giá trị cốt lõi về đạo đức, trí tuệ, và nghị lực.
Cùng cha mẹ già đi (Nhà xuất bản Dân trí) của tác giả Tất Khiếu Nam như một minh chứng cho sự đồng hành giữa 2 thế hệ...
Trước thềm ngày họp Quốc hội bỏ phiếu về việc tăng thuế VAT ngành văn hóa, hơn 30 DN sản xuất phát hành phim trong nước ký đơn kiến nghị phản đối.
Những ngày qua, ca khúc "Mẹ yêu con" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bỗng trở thành một trong những xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội.
NSND Trung Hiếu khẳng định mô hình sân khấu hóa ở TPHCM cần được cả nước học tập.
Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM thông tin về tình trạng không hoạt động thời gian dài tại các địa điểm rạp Đại Đồng, rạp Long Phụng và rạp Công Nhân...
Sau 3 năm nỗ lực trùng tu với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, bửu tán ngai vàng triều Nguyễn dần lộ diện với vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy.
Nhiều cây bút còn ở độ tuổi hoa niên đã và đang góp phần vẽ nên những gam màu tươi sáng cho văn đàn trẻ.
Festival đã trở thành mối quan tâm chung của người Huế, từ thành phố đến nông thôn, miền núi, từ học sinh, sinh viên đến các tiểu thương…