10 điều bạn cần chuẩn bị để đón con yêu chào đời

19/11/2016 - 06:20

PNO - Khi trong gia đình có thêm một thành viên, chúng ta phải suy nghĩ đến rất nhiều vấn đề, ví dụ như kinh tế, sức khỏe, và cả những thay đổi trong cuộc sống.

Có rất nhiều cặp vợ chồng nghĩ đến việc dừng kế hoạch hóa và cố gắng có con, thậm chí nhiều cặp đôi còn chọn xong tên cho con mình. Khi trong gia đình có thêm một thành viên, chúng ta phải suy nghĩ đến rất nhiều vấn đề, ví dụ như kinh tế, sức khỏe, và cả những thay đổi trong cuộc sống.

Sau đây là một vài điều mà bạn có thể thảo luận cùng vợ/chồng mình trước khi có kế hoạch sinh một đứa trẻ:

1. Ngưng dùng thuốc tránh thai

Một vài người phụ nữ thường xuyên dùng thuốc tránh thai phải chờ đến vài tháng để lại có kinh nguyệt, hoặc để chu kỳ kinh nguyệt ổn định lại. Vì thế, hãy dành thời gian để hormone của bạn trở về đúng quỹ đạo của nó sau những tháng ngày tránh thai.

Và trước khi chuẩn bị đầy đủ những điều bài viết sắp nêu dưới đây, hãy nhớ dùng phương pháp phòng tránh khác vì bạn hoàn toàn có thể thụ thai ngay khi dừng uống thuốc, thậm chí khi bạn chưa có kinh nguyệt.

2. Nhờ bác sĩ tư vấn

Đương nhiên là chính bạn cũng có thể tự lên kế hoạch cho thai kì của mình nhưng bạn nên đến gặp bác sĩ để làm một vài kiểm tra nho nhỏ. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra toàn thể, nhất là nồng độ sắt trong máu, nhắc nhở bạn nếu sắp đến ngày tiêm vắc-xin, cho bạn biết bao giờ chu kì của bạn bình thường trở lại và cũng nói cho bạn biết tư thế nào là tốt nhất trong quan hệ tình dục khi đang mang thai.

3. Kiểm tra lại yếu tố di truyền

Bạn cũng không nên quên hỏi bác sĩ của bạn về điều này trước khi thụ thai. Đặc biệt là kiểm tra máu của bạn và chồng bạn, kết quả sẽ chỉ rõ liệu con của hai bạn có gặp phải rủi ro bẩm sinh gì không, ví dụ như bệnh xơ nang, xương thủy tinh,… và bạn sẽ được tư vấn sau khi biết kết quả xét nghiệm.

Chi phí kiểm tra có thể khá đắt nhưng sau kiểm tra bạn sẽ hoàn toàn yên tâm và sẵn sàng cho thai kỳ.

10 dieu ban can chuan bi de don con yeu chao doi

4. Đến phòng khám nha khoa

Điều này nghe có vẻ kỳ quặc nhưng bạn nên chăm sóc răng miệng kỹ càng trong thai kỳ. Khi mang thai, hormone thay đổi cơ thể bạn rất nhiều, vì thế hệ miễn dịch cũng trở nên nhạy cảm hơn với vi khuẩn có trong mảng bám ở răng. Kết quả là bạn sẽ bị đau răng thường xuyên, đau cả vùng nướu, và gây khó chịu trong thai kỳ.

Thêm vào đó, phụ nữ mắc bệnh viêm lợi có nguy cơ sinh non, bé nhẹ cân và mắc chứng co giật tiền sản. Chỉ một yếu tố nhỏ thôi cũng gây ra nhiêu nguy hiểm đối với cả mẹ và bé. Vì thế hãy lên lịch hẹn với bác sĩ nha khoa ngay.

5. Mua bảo hiểm y tế

Bạn có biết kể từ 12 tháng trước khi sinh bạn sẽ tiêu tốn bao nhiêu chi phí cho việc kiểm tra sức khỏe hay không? Bạn cũng có thể không biết mình nên chọn loại hình chăm sóc nào khi sinh nếu bạn sinh ở bệnh viện trung ương, hay bệnh viện tư nhân?

Nếu bạn muốn sinh ở bệnh viện tư nhân thì hãy mua bảo hiểm y tế ngay cả khi bạn mới trong giai đoạn chuẩn bị mang thai. Điều này có nghĩa là bạn nên nghĩ đến các chế độ bảo hiểm sức khỏe trước cả khi nghĩ đến việc mang thai.

6. Chuẩn bị cho cơ thể sẵn sàng

Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên bổ sung axit folic để giúp bé phát triển khỏe mạnh và để tránh chấn thương đốt sống. Bạn nên ăn thực phẩm có chứa ít nhất 500 microgram axit folic mỗi ngày, ít nhất là một tháng trước khi thụ thai, để giảm bớt lượng chất thừa tích trữ trong cơ thể rồi sau đó mới bước vào tháng đầu tiên của thai kì.

7. Sống lành mạnh

Bạn không cần những cái ôm để tô điểm cuộc sống đâu, nhưng hãy ăn uống điều độ, tập thể dục và uống đủ nước. Những hành động nhỏ này sẽ giữ cơ thể bạn ở trạng thái tốt nhất.

Rượu khiến bạn khó thụ thai, nên đừng đụng vào rượu nếu bạn đang muốn có em bé. Và đây cũng là một thói quen tốt mà bạn nên tập dần, nhất là khi mang thai, bạn không được uống rượu.

Nếu bạn hút thuốc, đây cũng là thời điểm tốt nhất để dừng lại, vì hút thuốc tác động xấu đến thai nhi và bé có nguy cơ đột tử ngay khi mới chào đời, hãy cho cả chồng bạn đọc điều này nữa nhé.

10 dieu ban can chuan bi de don con yeu chao doi

8. Tiết kiệm tiền

Chúng ta đều biết nuôi một đứa trẻ tốn kém nhường nào, nên hãy dành dụm ngay từ giờ, phòng khi bạn kiệt quệ về tài chính sau này, nhất là cho những lúc khó khăn, khi mà bạn không có thu nhập.

9. Nghĩ về điều kiện sống của bạn

Điều này không khẩn cấp, nhưng cũng đáng suy nghĩ đấy chứ. Hai bạn đã có nhà chưa? Ngôi nhà có phù hợp với con bạn hay không? Bạn có nuôi thú cưng nào không, có nên nuôi tiếp khi có con hay không?

Mặc dù bé mới sinh không cần phòng riêng nhưng bé cần không gian để lớn lên. Và nếu bạn ở chung phòng với bé thì việc di chuyển sẽ rất khó khăn. Đi lại cũng thế, vì đi đâu bạn cũng phải mang theo bé, nên bạn cũng phải nghĩ đến việc mua xe đẩy thôi.

10. Chuẩn bị tâm lý

Khi không muốn có con thì bé đến quá bất ngờ sẽ khiến bạn căng thẳng cực độ, nhưng đôi khi lại phấn khích. Cảm xúc của bạn sẽ không bao giờ ổn định. Hãy chắc chắn rằng bạn có người thân, bạn bè xung quanh để cùng bạn sẻ chia, và chồng bạn cũng thông cảm cho bạn.

Nếu có chuyện gì khiến bạn lo lắng hoặc căng thẳng, hãy trò chuyện cùng bác sĩ của bạn, cô ấy sẽ tư vấn cho bạn nên dùng loại thuốc gì, thay đổi phương pháp điều trị như thế nào và cũng giúp bạn ổn định tâm lý phần nào.

Thu Phương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI