10 câu nói bố mẹ không bao giờ được nói với con

24/08/2015 - 06:20

PNO - Có những câu nói mà bố mẹ rất hay nói với con, tưởng là tốt nhưng hóa ra lại ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ.

1. “Con giỏi quá”

Những câu khen ngợi chung chung như "Con giỏi quá" mà bạn hay nói mỗi lần con làm được việc gì đó sẽ khiến con phụ thuộc vào lời khen của bạn chứ không phải động lực của chính con.

Dành lại phần thưởng đó khi con đáng được khen ngợi, càng cụ thể càng tốt. Thay vì "Con chơi hay ghê", mẹ nên nói: "Con hỗ trợ đồng đội rất tốt. Mẹ thích cái cách con luôn quan sát đội của mình".

10 cau noi bo me khong bao gio duoc noi voi con
2. "Chăm chỉ mới thành công"

Câu nói này có thể làm tăng áp lực mà bé nhận thấy để giành chiến thắng hoặc đạt mức xuất sắc. Câu nói đó còn gửi đến thông điệp rằng nếu làm sai, là vì con đã không chăm chỉ.

Có những đứa trẻ đau khổ dằn vặt mình không dứt, luôn phải tự hỏi, "Mình bị gì vậy? Tại sao mình làm, làm, làm rồi nhưng vẫn chưa được". Nên thay vào đó, hãy khuyến khích con bạn chăm chỉ, cái quan trọng là con sẽ cải thiện và cảm thấy tự hào về sự tiến bộ của mình.

3. “Con không sao đâu”

Khi con ngã trầy đầu gối và òa khóc, bản năng làm mẹ có thể buột miệng trấn an con rằng không bị thương nặng đâu. Nhưng, nói bé không sao chỉ làm cho bé thấy sợ hãi hơn. Đứa trẻ khóc bởi vì nó thấy đau, việc của mẹ là giúp con hiểu và đối phó với cảm xúc của nó, không phải là nói vài câu để làm giảm đi nỗi sợ.

Ôm con vào lòng rồi đồng tình với những gì con cảm thấy bằng câu nói như: "Cú ngã đó ghê thật con nhỉ", sau đó hỏi xem con có muốn băng lại hay một nụ hôn của mẹ không (cả hai thì càng tốt).

10 cau noi bo me khong bao gio duoc noi voi con
4. “Nhanh lên!”

Hối thúc chỉ làm bé căng thẳng thêm. Dịu tông giọng lại một chút rồi nói: "Chúng ta hãy nhanh lên nào". Con sẽ cảm thấy mình nên bắt kịp tốc độ với mẹ.

 Bạn cũng có thể biến lời hối thúc đầy áp lực thành một trò chơi: "Mẹ và con thi xem nhanh nhất nhé?"

5. “Mẹ phải giảm cân”

Nếu ngày nào con cũng thấy bạn bước lên cân và nghe bạn than phiền về chuyện béo, con sẽ bị ám ảnh về hình tượng cơ thể hoàn hảo. Tốt hơn bạn nên nói với con rằng mẹ ăn uống lành mạnh bởi vì mẹ cảm thấy rất thoải mái.

Đi tập thể dục cũng vậy. "Mẹ cần phải tập luyện" nghe như bị kiểu ép buộc đầy đau khổ, nhưng với câu "Trời đẹp quá, mẹ sẽ ra ngoài chạy một chút" có thể truyền cảm hứng cho bé cùng tham gia.

6. “Bố mẹ không có tiền”

Rất dễ buột miệng ra câu này khi con xin bạn mua cho món đồ chơi mới. Nhưng làm như vậy khiến trẻ nghĩ rằng bạn không có khả năng kiểm soát được tiền bạc của mình, có thể rất đáng sợ đối với trẻ em. Khi bạn mua một thứ gì đó đắt tiền, trẻ sẽ nhớ về câu nói này và trách bố mẹ không công bằng.

Một cách khác để truyền đạt ý tưởng tương tự, chẳng hạn như, "Bố mẹ sẽ không mua đâu vì bố mẹ đang tiết kiệm để dành cho những thứ quan trọng hơn".

10 cau noi bo me khong bao gio duoc noi voi con
7. “Đừng nói chuyện với người lạ”

Đây là một khái niệm khó nắm bắt đối với trẻ con. Ngay cả khi một người nào đó không quen, trẻ con cũng có thể không có cảm giác xa lạ nếu người đó đối tốt với nó. Hơn nữa, trẻ có thể hiểu sai nguyên tắc này và chống lại sự giúp đỡ của các chú cảnh sát hay nhân viên cứu hỏa, những người mà chúng chưa gặp bao giờ.

Thay vì cảnh báo về người lạ, hãy dựng nên một tình huống cụ thể: con  sẽ làm gì nếu một người đàn ông lạ mặt cho kẹo và muốn chở con về nhà. Để con trả lời thử rồi sau đó hướng dẫn con cách xử lý đúng.

8. “Cẩn thận nha con!”

Nói câu này khi bé đang đu xà trong sân chơi thực sự khiến bé nghĩ rằng mình sẽ ngã. Lời nói của mẹ đánh lạc hướng những gì bé đang làm, khiến bé mất tập trung. Nếu cảm thấy lo lắng, hãy đến gần chỗ con chơi để đỡ trong trong trường hợp con bị ngã, nhưng phải bình tĩnh và yên lặng hết sức.

9. “Chưa ăn xong cơm thì đừng mơ được ăn kem”

Câu nói này khiến bé thấy bị ép buộc và không còn thích thú trước món ăn nữa. Chỉ cần điều chỉnh lại câu từ một chút: "Trước tiên mình ăn cơm đã rồi ăn kem sau nhé". Từ ngữ thay đổi theo cách nhẹ nhàng và tinh tế hơn, tác động tích cực đến suy nghĩ và cảm xúc của con.

10. “Để mẹ giúp cho”

Khi con xây tòa tháp đồ chơi hoặc giải một câu đố mãi không xong, bạn muốn cho giúp bé một tay là điều bình thường. Nhưng đó lại là điều không nên. Bạn nhúng tay vào quá sớm có thể làm giảm tính tự lập của con vì con sẽ hình thành thói quen luôn nhờ người khác tìm cho câu trả lời. Bạn nên hỏi những câu gợi mở giúp bé giải quyết vấn đề, ví dụ như: "Con có thấy mình nên để mấy mảnh lớn ở phía dưới không? Thử xem!".

Thủy Tiên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI