10 bước không thể bỏ qua nếu vợ chồng muốn giàu có hơn

06/03/2017 - 13:59

PNO - Bạn có thắc mắc vì sao những cặp vợ chồng giàu có càng giàu hơn còn vợ chồng mình thì chưa? Hãy xem bạn đã áp dụng 10 bước sau đây chưa nhé!

Hai vợ chồng bạn liên tục cãi nhau vì hết tiền. “Hai bạn muốn vợ chồng giàu có nhờ trúng Viettlot?". Hoặc bạn mơ “Vợ chồng vẫn hạnh phúc nồng nàn trong cảnh vá áo túi cơm?”. Chuyên gia tài chính gia đình của báo Phụ Nữ mách rằng: Tỉnh mộng đi, bạn hãy đi hỏi những cặp vợ chồng đã sống bên nhau 50 năm về điều đó! Sau đó chắn chắn bạn sẽ phải nói: “Tỉnh mộng đi!”. Chúng tôi mách bạn bắt đầu con đường tiến đến tương lai của một đôi vợ chồng giàu có với những bước sau đây. 

Một đôi vợ chồng giàu có chắc chắn sẽ minh bạch, thẳng thắn với nhau trong việc quản lý tiền bạc. 

10 buoc khong the bo qua neu vo chong muon giau co hon
 

1. Nói chuyện về tiền bạc

Bạn cần bắt đầu bằng việc tìm hiểu vợ/chồng mình nghĩ gì về tiền và đâu là mục đích sống của người ấy. Từ đó, bạn sẽ hiểu cách mà người ấy thực hiện các quyết định tài chính.

Kế đó, bạn có thể thảo luận về những chi tiết cụ thể hơn, chẳng hạn như ai chịu trách nhiệm chi trả các hóa đơn hoặc hai bạn có muốn một tài khoản chung hay không. Có thể cả hai sẽ bất đồng

2. Viết về một cuộc sống giàu có mà bạn mơ ước trong tầm tay 

Hãy viết thật cụ thể, chi tiết và cách thực hiện. 

Cuối cùng, hãy bắt đầu ngay - trong vòng 48 giờ. Hành động ngay lập tức này khiến cả hai phấn khích hơn, tạo nên nguồn năng lượng lâu dài để bạn mục tiêu có cơ hội trở thành sự thật. 

3. Lập kế hoạch

Trước tiên, bạn cần hiểu rõ tình hình tài chính của mình: Bạn biết rõ giá trị tổng tài sản của cả hai, ghi rõ các khoản nợ và chi phí đầu tư, chi phí sinh hoạt hàng ngày. 

Cứ mỗi 2 tháng, vợ chồng bạn lại xem lại kế hoạch này 1 lần và điều chỉnh để bám sát kế hoạch

10 buoc khong the bo qua neu vo chong muon giau co hon
 

4. Kiểm tra thói quen chi tiêu

Cách đơn giản nhất để vợ chồng giàu có là tiết kiệm nhiều hơn, bắt đầu bằng việc chi tiêu ít hơn. Chuyện này thì nói dễ hơn làm. Rất dễ để phung phí tiền, đặc biệt là với những chi tiêu lặt vặt. Những chi tiêu lặt vặt đó cứ tăng lên và đốt của bạn không ít tiền đấy.

Để chấm dứt tiền ra đi không kiểm soát, bạn viết ra mọi chi phí liên tục trong bảy ngày. 

Nếu hiện tại, không làm được điều này, các bạn đang đến gần sự nghèo khó. Bạn hãy luôn thực hiện phép toán sau: tích lũy + đều đặn + lâu dài = vợ chồng giàu có.

5. Để dành ít nhất 10% thu nhập của bạn

Nếu bạn không thoải mái với chuyện để một con số tương đối lớn sang một bên, bạn có thể bắt đầu với con số nhỏ hơn, nhưng vẫn tốt hơn là không bắt đầu. Bạn có thể tăng dần từ 5% đến 20% mỗi tháng.

6. Thiết lập quỹ dự phòng

Không phải lúc nào mọi thứ cũng theo kế hoạch. Mọi người đều có thể mất việc, kinh doanh không thuận lợi và người kiếm tiền chính gặp vấn đề về sức khỏe. Chúng ta hy vọng điều tốt nhất nhưng cần chuẩn bị cho điều tệ nhất bằng cách thiết lập một quỹ dự phòng trường hợp khẩn cấp.

Con số mà chuyên gia tài chính gia đình của báo Phụ Nữ đề ra là “Ba tháng chi phí của gia đình mình”. Hai bạn nên cùng bàn bạc với nhau về con số này nhưng nếu ngân quỹ này cao hơn 24 tháng chi phí thì có lẽ là quá mức cần thiết, thay vào đó, bạn có thể lấy phần tiền dư để đầu tư.

10 buoc khong the bo qua neu vo chong muon giau co hon
 

7. Đến với những ước mơ xa xỉ

Ước mơ không chỉ dành cho trẻ nhỏ. Hai bạn hãy cùng suy nghĩ lớn: “Điều gì mà nếu cả hai bạn làm cùng nhau sẽ là niềm  vui trọn vẹn, là đam mê cháy bỏng? Các bạn muốn du lịch vòng quanh thế giới? Cùng nhau thưởng thức rượu ở Tuscany? Bơi với cá heo ở Hawaii? Xây dựng ngôi nhà có khu bếp như mơ?

Nhiều người không thiết tha để thay đổi thói quen chi tiêu hay bắt đầu tiết kiệm vì với họ, chuyện tương lai không quá thúc bách để tạo động lực cho họ làm thế. Song chúng tôi tin rằng không có gì tạo nên sức mạnh đòn bẩy và động lực mạnh mẽ như một giấc mơ. M

Cách để xây dựng “quỹ ước mơ” này là góp tiền đều đặn. Tránh trường hợp bạn dễ chần chừ, hãy “tự động hóa quy trình”. Con số cho quỹ này tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình nhưng chúng tôi đề nghị có thể chiếm 3% thu nhập.

8. Sớm trả dứt nợ mua nhà trả góp

Khoản nợ mua nhà trả góp với mức lãi suất thả nổi có lẽ đang là hình thức phổ biến nhất trong tài trợ tài chính cho nhà ở hiện nay.

Bạn càng trả góp dài hạn thì bạn càng phải trả nhiều lãi và phần lãi này có thể lên đến tiền tỷ nếu tính suốt thời gian vay nợ.

Phụ Nữ có một đề xuất là bạn nên thêm 10% hoặc nhiều hơn nữa vào ngân sách trả góp hàng tháng này; và như thế bạn có thể rút ngắn thời hạn trả dứt, từ hai chục năm còn 15 hay 12 năm chẳng hạn. Kết quả là bạn sẽ tiết kiệm không ít tiền trả lãi.

9. Giải quyết nợ tồn đọng

Chuyện nợ nần có thể phá hủy một cuộc hôn nhân. Chúng tôi không quan tâm là hai người yêu nhau nhiều như thế nào. Nếu một trong hai người liên tục gây nợ thì chúng tôi đoan chắc rằng sau cùng cuộc hôn nhân sẽ tan vỡ. Nếu cả hai đều như thế, kết cục này sẽ đến sớm hơn.

Nên giải quyết sớm chuyện nợ, dù là nợ thẻ tín dụng hay khoản nợ nào đó. Đừng để đến khi gia đình bạn cần tiền để chi cho một khoản nợ quá hạn, khi đó có thể đã quá muộn.

10. Tiết kiệm cho các con

Cách tốt nhất để chuẩn bị chi phí nuôi con, chi phí giáo dục là bắt đầu tiết kiệm khoản này càng sớm càng tốt. Chúng tôi cho rằng quỹ về hưu (quỹ an toàn với ít nhất là 10% thu nhập hàng tháng) của bạn nên được tính trước; kế đó là quỹ học đại học cho con.

Món quà lớn nhất mà bạn có thể cho con là bảo đảm rằng bạn sẽ không là gánh nặng tài chính cho chúng.

Chuyên gia Tài chính báo Phụ Nữ

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI