1/3 phụ nữ châu Âu bị bạo hành

29/03/2014 - 11:10

PNO - PNCN - Một khảo sát quy mô của Trung tâm Quyền cơ bản châu Âu (EU Agency for Fundamental Rights - FRA) có trụ sở tại Vienna vừa đưa ra con số nhức nhối: 1/3 phụ nữ châu Âu từng bị bạo hành thể xác hay tình dục và 5% bị hãm hiếp. Cứ 10...

edf40wrjww2tblPage:Content

FRA phỏng vấn 42.000 phụ nữ ở độ tuổi 18-74 tại 28 nước và được đánh giá là khảo sát toàn diện nhất về vấn nạn này tại châu Âu.

Báo cáo cũng dẫn ra một phát hiện của Tổ chức Y tế Thế giới về mối quan hệ giữa những người nghiện rượu và phụ nữ bị lạm dụng, sự khác nhau về mức độ sử dụng rượu có thể lý giải độ chênh lệch của bạo hành tại các nước. Bên cạnh đó, các nước được ca ngợi về quyền bình đẳng lại có tỷ lệ bạo hành khá cao: Đan Mạch là 52%, Phần Lan là 47% và 46% tại Thụy Điển. Anh và Pháp xếp thứ năm với tỷ lệ 44%. Những con số vẽ nên bức tranh tổng quát về sự bạo hành ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của phụ nữ, nhưng đã bị chính quyền các nước làm giảm nhẹ một cách có hệ thống.

Nước Pháp từng rúng động với vụ nữ diễn viên Marie Trintignant bị bạn trai là ca sĩ nhạc rock Bertrand Cantat đánh đập tàn nhẫn và giết hại. Điều trớ trêu, diễn viên Trintignant từng ủng hộ nữ quyền mạnh mẽ. Cái chết của cô như một bằng chứng bạo lực không chỉ xảy ra với những người có hoàn cảnh khó khăn, thất nghiệp hay nghiện rượu.

Tháng 11/2013, Bộ trưởng Quyền phụ nữ tại Pháp, Najat Vallaud-Belkacem đã trình chính phủ kế hoạch ba năm để chống và giảm bạo hành tại đây. Theo báo cáo của bà Vallaud-Belkacem, cứ 2,5 ngày thì có một phụ nữ thiệt mạng do bạn đời hiện tại hay người tình cũ hành hạ, và chỉ có 10% vụ được báo cảnh sát. Kế hoạch của bộ trưởng được các nhà hoạt động nữ quyền hoan nghênh. Hiện tại, các vụ bạo hành chỉ ghi sổ tại sở cảnh sát, chứ không được nhập vào mạng tội phạm quốc gia. Theo kế hoạch, nhân viên phải báo cáo và điều tra “tội phạm” khi nhận bất cứ tin báo về bạo hành. Số nhân viên làm công tác xã hội cũng được tăng cường tại các sở cảnh sát. Đường dây nóng hoạt động bảy ngày trong tuần, thay vì chỉ từ thứ Hai đến thứ Bảy như hiện nay.

1/3  phu nu chau Au bi bao hanh

Tại Anh, cảnh sát Sussex bị chỉ trích gay gắt khi để xảy ra cái chết của bà mẹ trẻ Cassandra Hasanovic, 24 tuổi. Dù Cassandra đã báo cảnh sát bị chồng cũ dọa lấy mạng sống nhiều lần, cô đã bị hắn giết hại khi đang trên đường tìm đến nhà mở.

Sandra Horley, Tổng giám đốc nhà mở Refuge cho biết: “Cách cư xử máy móc đã góp phần vào bạo lực gia đình. Phụ nữ và trẻ em là những người cần phải được bảo vệ tuyệt đối, chứ không chỉ là những câu hỏi có/không để đánh dấu vào bảng báo cáo của cảnh sát”.

Hàng năm, có khoảng 1,2 triệu phụ nữ Anh và Wales là nạn nhân của bạo lực gia đình và tiêu tốn 15,7 tỷ bảng/năm vào những chi phí y tế, án phí xét xử tội phạm, công tác xã hội, chỗ tạm lánh, và tính cả những ngày nạn nhân không thể làm việc do bị thương.

Polly Neate, Tổng giám đốc hội từ thiện Hỗ trợ phụ nữ (Women’s Aid) kêu gọi chính phủ có chương trình huấn luyện y-bác sĩ và những người làm công tác xã hội các kỹ năng khi làm việc với nạn nhân bạo hành, những dấu hiệu nhận biết ngay cả khi nạn nhân không khai báo. Cần có thêm các nhà mở tuyệt đối an toàn để nạn nhân mạnh dạn tìm đến mà không sợ kẻ bạo hành đe dọa.

Anh cũng có các tổ chức dành cho những người bạo hành như Respect (Tôn trọng) và phong trào White Ribbon (Ruy băng trắng) nhằm nâng cao nhận thức về vấn nạn này. Họ cho biết, những người đàn ông bạo hành đến với trung tâm đủ mọi thành phần trong xã hội, không chỉ người nghiện rượu mà còn luật sư, bác sĩ, công chức, nhân viên ngân hàng. Những người cha đến đây để tránh cho con gái của họ bị lạm dụng và con trai họ trở thành kẻ bạo hành, đó là mục tiêu của Respect.

PHAN QUỲNH DAO
(Theo France24, Council of Europe)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI