Bối cảnh dân số đô thị ngày càng tăng, mà không khí ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng đã đặt ra bài toán khó cho những gia đình thành thị: làm sao để cả gia đình khỏe mạnh?
Ô nhiễm không khí “bủa vây” cuộc sống của người dân thành thị
Báo cáo chỉ số chất lượng môi trường (EPI) của Đại học Yale (Hoa Kỳ) năm 2016 đã chỉ ra: Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước ô nhiễm nhất thế giới. Năm 2017, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo: Hà Nội có nguy cơ lọt vào nhóm các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, ngang với Bắc Kinh (Trung Quốc). Tình trạng đáng báo động cũng diễn ra ở TP.HCM và nhiều nơi khác ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe hô hấp của người dân. Như một hệ quả tất yếu, năm 2017 Việt Nam nằm trong 15 nước có số lượng trẻ mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới, khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc bệnh và có tới 4.000 trẻ chết vì viêm phổi mỗi năm.
Những con số trên đã một lần nữa khẳng định môi trường có tác động quá lớn đến sức khỏe con người. Đặc biệt là gia đình sinh sống ở thành thị - bảo đảm sức khỏe là yếu tố sống còn và nan giải.
Mai Thi (32 tuổi, kế toán) và Mạnh Hùng (36 tuổi, kỹ sư xây dựng) cùng con gái hai tuổi đang sống tại quận 9, TP.HCM là một trong hàng triệu gia đình đang chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường. Anh Hùng chia sẻ: “Mình thường xuyên chạy ngoài đường, làm việc ở công trường, không những phải hít khói bụi từ xe cộ trên đường, mà còn phải đối mặt với bụi bặm dày đặc ở công trình. Dù có mang khẩu trang nhưng đến cuối ngày, mũi vẫn cấn bụi khó chịu, mình thường xuyên bị ngạt mũi, sổ mũi, và đau họng”.
Khác với chồng, chị Thi làm việc trong phòng máy lạnh. Những tưởng sức khỏe sẽ khả quan hơn nhưng chị Thi cho biết: “Ngồi máy lạnh nhiều nên em hay bị hắt xì, sổ mũi rồi có triệu chứng viêm xoang. Việc ở công ty thì bề bộn, không có nhiều thời gian rảnh mà bản thân lại bệnh, sợ nhất là lây cho con”.
Là một thành viên của gia đình đô thị điển hình, trẻ em chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình trạng môi trường ô nhiễm ngày càng nặng nề, chị Thi tiếp lời: “Lo nhất là sức đề kháng con yếu hơn. Mặc dù luôn mang khẩu trang đầy đủ nhưng bé vẫn rất dễ bị hắt xì, sổ mũi. Năm rồi phải bốn đến năm lần đưa đi bệnh viện khám do có nhiều triệu chứng mắc bệnh hô hấp cấp. Bé hay chảy nước mũi, khò khè khó chịu vào sáng sớm và tối. Trời nóng con khó ngủ, vợ chồng mình trang bị máy lạnh, thường phải mở nhiệt độ thấp mới chịu được, chính thế con lại càng dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi hơn nữa. Đã vậy không khí ngày càng ô nhiễm, cả gia đình rất đau đầu để tìm giải pháp bảo vệ sức khỏe hô hấp”.
Có một “nghịch lý” rằng trời càng nóng thì nhu cầu sử dụng máy lạnh càng cao. Tuy nhiên, khi nhiệt độ chênh lệch càng lớn, gia đình càng dễ có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp. PGS-TS Đặng Xuân Hùng cho biết: “Thời điểm giao mùa, nắng nóng khiến chúng ta hay sử dụng đồ uống bỏ đá, thức ăn để tủ lạnh và nhất là bật điều hòa nhiệt độ thấp, chênh lệch nhiệt độ lớn sẽ gây ra viêm mũi xoang, viêm ngứa, khô và đau rát”. Nhấn mạnh về nguy cơ mắc bệnh hô hấp, chuyên gia chia sẻ: “Đường hô hấp sẽ bị tổn thương đầu tiên trước ô nhiễm không khí, vì mũi và cơ quan hô hấp là cửa ngõ tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, đường hô hấp bị tổn thương sẽ làm sức khỏe ngày càng suy yếu”.
1-2-3 xịt sạch, lối sống khỏe mạnh cho gia đình thành thị
Trăn trở về cách bảo vệ sức khỏe hô hấp cho các gia đình thành thị trong bối cảnh ô nhiễm môi trường, chuyên gia tai mũi họng nhấn mạnh mọi gia đình phải xây dựng cho mình một lối sống khỏe mạnh để bảo vệ đường hô hấp, đặc biệt là phải có thói quen vệ sinh đường mũi.
Ngoài nguyên tắc “ba đủ”: ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc, uống đủ nước, mọi người cần vận động cơ thể mỗi ngày. Tùy thể trạng và sở thích, gia đình có thể cùng nhau tập bơi lội, đạp xe đạp hay cùng nhau đi bộ thể dục mỗi sáng sớm. Đừng quên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, giường chiếu, màn gối … đặc biệt là máy lạnh và quạt để tránh tích tụ vi khuẩn gây bệnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Mọi thành viên gia đình cũng có thể tự bảo vệ mình bằng cách mang khẩu trang. Tuy nhiên, chỉ vậy thì chưa đủ. Gia đình thành thị phải chủ động vệ sinh mũi xoang thường xuyên, tạo thành thói quen như việc đánh răng hàng ngày. Về điểm này, chuyên gia Tai Mũi Họng đã đưa phương pháp đơn giản, dễ nhớ “1-2-3 Xịt sạch cùng nước biển sâu Xisat”.
Số “1” là vệ sinh mũi đều đặn mỗi ngày. Mỗi ngày phải tiếp xúc với ô nhiễm thì tương ứng, ngày nào cũng phải vệ sinh mũi sạch sẽ mới giúp phòng bệnh hô hấp hiệu quả. Với số “2” đó là thực hiện việc xịt sạch mũi 2 lần/ngày. Thời điểm phù hợp nên là buổi sáng ngay sau khi đánh răng và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ để tống sạch bụi bẩn, vi khuẩn. Cuối cùng, số “3” là xịt 3 nhát mỗi bên mũi.
|
|
Để đạt được hiệu quả tối ưu, các gia đình nên chọn những sản phẩm được Bộ Y tế hay các hội chuyên khoa (Hội Tai mũi họng TP.HCM, Hội Tai mũi họng Việt Nam…) khuyên dùng như sản phẩm nước biển sâu Xisat. Nước biển sâu Xisat được tinh chiết hoàn toàn từ thiên nhiên ở độ sâu 450m dưới mặt nước biển và sản xuất bằng công nghệ tiên tiến tại các nhà máy tiêu chuẩn hiện đại. Đặc biệt, nước biển sâu chứa đến 12 nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, mangan, nhôm… có tác dụng làm sạch các tác nhân gây bệnh, loại bỏ bụi bẩn, giúp giảm độ nặng của viêm mũi, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, săn se niêm mạc, tăng sức đề kháng cho niêm mạc mũi, phòng ngừa viêm xoang, viêm mũi ở cả người lớn và trẻ em.
Hãy chăm sóc cho gia đình bạn ngay hôm nay với 1-2-3 xịt sạch cùng nước biển sâu Xisat.
T.Vân