Tại Thừa Thiên Huế buổi lễ có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thủ tưỡng Vũ Đức Đam cùng cùng đoàn đại biểu cấp cao của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chính Phủ, Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
|
Hơn 1.000 nghệ sĩ, học sinh ở các trường THPT trên địa bàn TP.Huế tham gia chương trình Bài ca kết đoàn |
Sinh thời Bác Hồ từng phát biểu "Kết đoàn chúng ta là sức mạnh. Đoàn kết ta bền vững". Với những lời hát lay động lòng người, bài hát Kết đoàn đã nhanh chóng phổ biến trong vùng kháng chiến, được Bác Hồ sử dụng thường xuyên trong lúc mở đầu hoặc kết thúc các cuộc hội nghị, mít tinh, tiếp xúc nhân dân, tôn vinh tinh thần đoàn kết - một trong những nguồn động lực tạo nên mọi thắng lợi của cách mạng.
|
Thanh niên, học sinh hát vang bài ca Kết đoàn |
Đặc biệt trong lễ chào mừng thành công của Đại hội Đảng lần thứ III vào tối 3/9/1960, tại công viên Bách thảo Hà Nội, Bác Hồ đã chỉ huy dàn nhạc giao hưởng 120 người và một dàn đồng ca 800 người hát bài Kết đoàn rất hào hùng, sôi động và phấn chấn.
|
Trường Quốc Học Huế là nơi người thanh niên ưu tú Nguyễn Tất Thành đã học tập trong những năm 1907-1908 |
Tinh thần đoàn kết vốn là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Thừa hưởng tinh thần ấy, Bác Hồ đã phát huy và nâng tầm thành tư tưởng đoàn kết vì một Việt Nam phồn vinh, vì một dân tộc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, vì nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc.
|
Tuối trẻ Huế nguyện phấn đấu học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ kính yêu |
Tư tưởng đoàn kết một lần nữa được Bác Hồ nhấn mạnh - là từ khoá xuyên suốt trong những lời dặn trước lúc đi xa - Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh; như "Đoàn kết là một truyền thống quý báu của Đảng và nhân dân ta..."; "cần giữ gìn sự đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt mình"...
Tại Huế, cầu truyền hình diễn ra trước cổng Trường THPT chuyên Quốc Học Huế, với sự tham dự của hơn 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, chiến sĩ, học sinh, với những nội dung chính: chương trình nghệ thuật chào mừng, lễ dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ ở sân Trường THPT chuyên Quốc Học Huế, giới thiệu phóng sự “Cội nguồn của đoàn kết - phát triển tư tưởng đoàn kết dân tộc trong quãng thời gian Người ở Huế”, giới thiệu về trường Quốc Học Huế - nơi người thanh niên ưu tú Nguyễn Tất Thành học tập những năm 1907-1908, các công trình về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế.
Ngoài ra, chương trình còn có các tiết mục văn nghệ biểu diễn Dấu chân phía trước, hợp xướng do đoàn nghệ sĩ, diễn viên Huế thực hiện, liên khúc Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại…
|
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở TP.Huế |
Trước đó, trong chiều 1/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và đoàn đại biểu cấp cao đã đến thăm Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 112 Mai Thúc Loan (phường Thuận Lộc, TP.Huế) và Trung tâm điều hành Đô thị thông minh. Di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại 112 Mai Thúc Loan (số mới 158) được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia) - ngôi nhà Người đã sống khi gia đình vào Huế lần thứ nhất từ 1895 - 1901.
|
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Trung tâm điều hành Đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế |
Kính cẩn dâng hoa, dâng hương lên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cùng hai vị thân sinh của Người, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu cấp cao thành kính tưởng niệm và bày tỏ sự tri ân sâu sắc công lao vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu hứa luôn phấn đấu, ra sức phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, nỗ lực cống hiến vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Cầu truyền hình Bài ca kết đoàn được thực hiện ở 4 địa điểm: Ba Đình (Hà Nội) Làng sen (Nam Đàn, Nghệ An), Trường THPT Chuyên Quốc học Huế và Bến Nhà Rồng (TP. HCM) với 4 chương: Đoàn kết để thống nhất đất nước, Đoàn kết để phát triển đất nước, Trong sạch để giữ khối đại đoàn kết và Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Thuận Hóa