“Bẫy” giăng nhiều lần, vẫn không thể tránh

11/08/2016 - 16:05

PNO - Giá heo hơi “tuột dốc không phanh” vì thương lái Trung Quốc (TQ) bỏ không thu mua. Thanh long thường và thanh long trồng theo quy trình VietGAP, globalgap đồng giá.

Hai câu chuyện diễn biến khác nhau nhưng hậu quả như nhau: nông dân thiệt hại. Để xảy ra tình trạng này không thể không nói đến vai trò của cơ quan quản lý, định hướng thị trường.

Kịch bản quen thuộc

Cuối năm 2013, nông dân Đông Nam bộ mừng như bắt được vàng vì những con heo mỡ trên 100kg lại được thương lái thu mua để bán cho TQ với giá cao, trong khi bị thị trường nội địa chê. Lúc bấy giờ, có nhiều vụ thu mua nông sản kỳ lạ của TQ.

Nông dân không bỏ lỡ cơ hội, nhà nhà đua nhau vỗ béo heo cho thật nhiều mỡ để bán kiếm lời. Thế rồi, thương lái đột ngột dừng mua không một lời giải thích. Heo mỡ ế, giá sụt thê thảm. Khi giá thấp tới mức không thể thấp hơn thì thương lái TQ quay lại thu mua ồ ạt, mà nếu không bán cho họ thì cũng chẳng biết tiêu thụ ở đâu.

Kịch bản tương tự xảy ra đầu năm 2016, thương lái thu mua lượng lớn heo siêu mỡ cho thị trường TQ, giá đẩy cao cũng không đủ cung cấp, thương lái đành vét cả heo nhỏ, heo sữa. Giá heo hơi ngay ở trang trại là 55.000-57.000đ/kg, tăng 4.000- 5.000đ/kg so với vài tháng trước. Nhiều người đồng loạt mở rộng quy mô trang trại, tăng số lượng đàn heo, có nhà đi vay ngân hàng để lấy vốn chăn nuôi heo với số lượng lớn. Bà Nguyễn Thị Lan, hộ nuôi heo ở H.Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, cho hay, có nơi thương lái TQ đến treo giải thưởng cho người chăn nuôi nếu nuôi heo có trọng lượng tăng cao.

Thời điểm đó, thương lái đã có mặ t ở các tỉnh như: Bến Tre, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh… số lượng đàn heo cũng tăng lên chóng mặt. Người chăn nuôi không hề biết đây chính là cái “bẫy”. Đúng ngày heo chuẩn bị xuất chuồng, thương lái ngưng thu mua. Dân chăn nuôi khóc rò ng, heo bắt đầu xuống giá. Giá giảm đến khoảng cuối tháng Bả y thì nhích lên ở mức 46.000đ/kg. Nhưng sau đó lại giảm và dừng ở mức 42.000-44.000đ/kg.

“Bay” giang nhieu lan, van khong the tranh
Thanh Long giá bèo vẫn ế

Điều đáng nói là hoạt động xuất khẩu heo sang TQ đều theo đường tiểu ngạch, không có hợp đồng gì với phía người mua. Nhì n nhậ n thẳng thắn, người nông dân đã không nghĩ đế n lợi í ch lâu dài mà chạy theo cái lợi trước mắt, hậu quả đã rõ. Nhưng để người nước ngoài đến tùy tiện mua bán, thì cơ quan chức năng của huyện, tỉnh ở đâu? Nếu có chăng chỉ là động thái cảnh báo, như ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) từng nói, Cục Chăn nuôi đã khuyến cáo nhiều lần nhưng việc người dân đua nhau nuôi heo vẫn diễn ra khi thấy thương lái TQ tăng giá thu mua.

Thanh long chất lượng cao phải đổ bỏ

Trái thanh long Bình Thuận từng có thời điể m lên đến 30.000đ/kg, giá bán tại vườn. Nhưng khi sản lượng ngày càng nhiều mà đầu ra phụ thuộc chủ yếu vào thị trường TQ, giá mặt hàng này đã rớt thê thảm. Từ năm 2015 và nửa năm 2016, giá thanh long dao động từ 4.000-6.000đ/kg. Có những thời điểm không có người mua, nhà vườn phải đem đổ cho bò ăn.

Để nâng giá trị thanh long, giúp loại trái cây này đến được thị trường nhiều nước, các nhà khoa học và quản lý kinh tế nông nghiệp từng động viên, khuyến khích nông dân áp dụng quy trình VietGAP hoặc GlobalGAP. Bắt đầu từ năm 2009, đến cuối năm 2015, tại Bình Thuận có khoảng 10.000 hộ với khoảng hơn 9.000ha vườn thanh long tham gia ứng dụng sản xuất theo các quy trình nghiêm ngặt này. Thế nhưng đầu ra không được như mong muốn nên đến cuối năm 2014 đã có 706 hộ (597ha) bỏ quy trình VietGAP để trở lại với phương thức sản xuất thông thường (theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long tỉnh Bình Thuận).

Ông Nguyễn Hoài Bảo, một nông dân trồng thanh long tại thôn Minh Hòa, xã Hàm Minh, H.Hàm Thuận Nam cho biết: “Bỏ GAP hết rồi. Tất cả những nông dân mà tôi biết chẳng ai còn ai quan tâm đến tiêu chuẩn, quy trình VietGAP nữa! Nếu có thì cũng chỉ còn trên danh nghĩa, trong danh sách, chứ không áp dụng trên thực tế”. Hỏi tại sao, ông Bảo cho biết: “Ngày xưa nông dân nghe cán bộ nói tham gia VietGAP thì sau này sẽ được ưu tiên thu mua sản phẩm giá cao. Nhưng giờ thì chẳng có ai thu mua, thậm chí giá còn thấp hơn những sản phẩm thông thường”.

Tại sao giá trái cây VietGAP lại rẻ hơn những sản phẩm thông thường? Chị Minh - một chủ vườn thanh long cho biết: “Không có ai định hướng thu mua và cũng không ai mua, nên giá cả cứ do thị trường tự quyết định theo hướng: trái to, trái đẹp thì giá cao. Trong khi làm theo VietGAP trái không thể to và đẹp, vì phải hạn chế sử dụng phân, thuốc ở mức thấp nhất”.

Cũng phải nhắc lại rằng, thị trường loại trái cây này hiện đang bị thương lái TQ lũng đoạn. “Trong cùng một ngày thương lá i có thể mua thanh long với ba giá khác nhau nhưng đều bất lợi cho nông dân. Không bán cho họ thì cũng chẳng biết bán đi đâu cho hết”, ông Bảo ca cẩm. Nông dân trồng thanh long đang bị thua lỗ nặng. Điề u nà y dẫn đến thực tế nông dân không dám đầu tư mạnh cho cây thanh long (vì sợ lỗ), mà đầu tư nhỏ giọt thì vườn cây sẽ yếu, dễ mắc các loại bệnh tật. Để cắt lỗ, nhiều nông dân đang tính chuyện bán vườn.

“Canh tác nông nghiệp theo quy trình GAP là hướng đi cho nền sản xuất nông nghiệp bền vững” là nội dung mà các chuyên gia về kinh tế nông nghiệp từng khẳng định. Nhưng giờ đây, sau nhiều năm trái thanh long Bình Thuận được làm theo chuẩn GAP vẫn không có đầu ra. Tình trạng này diễn ra nhiều năm nay chứ không phải bất ngờ mà nói rằng chúng ta không kịp trở tay. Trên thực tế, đáng lý ra vai trò của quản lý nông nghiệp là định hướng và có phân tích trên cơ sở dữ liệu thu thập hoàn chỉnh để hướng dẫn nông dân chăn nuôi, trồng trọt có kế hoạch. Bởi người nông dân không mấy ai có thể tự thân ra nước ngoài để quảng bá thương hiệu, trong khi hàng loạt trung tâm xúc tiến thương mại cấp bộ, cấp tỉnh/ thành phố và cấp quốc gia vẫn chưa giúp được họ nhiều.

Câu chuyện “bí đầu ra” của nông nghiệp Việt chắc chắn vẫn còn tái diễn.

Minh Nhật - Đức Phong

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI