Để khỏi sợ mình già...

06/10/2014 - 11:16

PNO - PNO - Với nhiều người, bố mẹ chỉ đơn thuần như người trông cháu mà họ quên đi vai trò quan trọng của các bậc cao niên là nối liền hiện tại và quá khứ cho chính con cháu mình.

edf40wrjww2tblPage:Content

De khoi so minh gia... 

Giáo hoàng Francis dạy rằng: Một người không biết tôn kính, chăm sóc ông bà, bố mẹ là người không có tương lai

Trong một sự kiện quy tụ hàng ngàn các bậc ông bà cùng với con cháu của họ, giáo hoàng Francis (hơn 70 tuổi) đã kể lại một câu chuyện mà ông được nghe nhiều lần từ hồi còn là một cậu bé ở Argentina. Có một người cha, tuổi già khiến cho ông ăn uống luộm thuộm, rơi vãi lung tung. Thế là con trai ông làm một chiếc bàn riêng để cha ngồi ăn một mình, không làm chướng mắt các thành viên khác trong nhà.

Không thể ngờ, có một hôm, người con thấy con trai của anh ta đang lụi hụi chơi với những mẫu gỗ, thằng bé nói: “Con sẽ làm một chiếc bàn riêng cho cha giống như cái bàn cha làm cho ông nội vậy”. Câu chuyện này đã theo suốt trong tâm trì giáo hoàng từ thuở bé đến bây giờ, và giáo hoàng rút ra bài học cho các con chiên của mỉnh: “Một người không biết tôn kính và chăm sóc ông bà, bố mẹ là người không có tương lai”.

Các bậc ông bà thường bị xem là gánh nặng và nỗi khó chịu dai dẳng trong gia đình. Thực tế, sự có mặt của người già rất có ích cho sự phát triển tâm sinh lý, không chỉ với trẻ con mà cả cho thế hệ trung niên.

De khoi so minh gia...

Theo Age UK, 1/5 các bậc ông bà dành ít nhất 10 giờ mỗi tuần để chăm cháu

Nhà báo Ed West của tờ Telegraph kể, ông không may mắn vì ông bà đã qua đời khá sớm, lúc ông còn là một đứa trẻ. Nhưng ba con nhỏ của ông rất may mắn vì chúng còn đầy đủ ông bà nội ngoại, họ lại sống gần nhau.

Ông ngoại của chúng là một người rất năng động và đã giành phần chăm sóc các cháu ít nhất một lần mỗi tuần, kể cả ngủ lại qua đêm để trông cháu mỗi khi vợ chồng Ed đi công tác hay du lịch. Vấn đề là, càng ở chung với ông bà, các cháu lại càng quấn quít và không muốn về nhà.

Cuộc sống với ông bà dễ chịu hơn, ít bất trắc hơn, và nhịp điệu của cuộc sống chậm rãi hơn phù hợp với cả hai thế hệ ông bà và các cháu. Chúng được bà dạy nướng bánh, dẫn chó đi dạo, làm vườn - những hoạt động thường thiếu vắng khi ở với bố mẹ tuổi trung niên vì lý do thiếu thời gian và tiền bạc.

Trong nhiều trường hợp, những người về hưu là những người lý tưởng để nuôi dạy con trẻ so với những bậc bố mẹ đang ở giai đoạn đua “nước rút” bận rộn nhất trong cuộc đời.

Về phần bố mẹ, sự có mặt của ông bà cũng giúp họ tiết kiệm tiền giữ trẻ rất nhiều. Theo tổ chức từ thiện Age UK, một phần năm các bậc ông bà đã dành ít nhất 10 giờ mỗi tuần để chăm cháu. Tổ chức này dự tính, nếu được trả tiền theo thị trường lao động, thì khoản tiền lương của những người già trông trẻ có thể lên đến 7,3 tỉ bảng Anh hàng năm.

De khoi so minh gia...

Bà dạy cháu nấu ăn - truyền thống tiếp nối từ đời này sang đời khác

Nhưng giá trị của người lớn tuổi không chỉ đáng kể về mặt tài chính. Giáo hoàng Francis còn nói thêm: “Người lớn tuổi trung chuyển lịch sử đến các thế hệ trẻ hơn. Họ truyền đạt niềm tin và giữ gìn chúng cho những thế hệ sau kế thừa”. Thậm chí, với những người không tin vào tôn giáo, ông bà cũng sẽ là sợi dây kết nối cần thiết giữa hiện tại và quá khứ.

Đơn giản như những buổi dạy nấu ăn với các công thức món ăn truyền thống truyền từ đời này sang đời khác cũng là sợi dây kết nối nhiều thế hệ. Các hoạt động này gắn liền thành viên gia đình với nhau mà không tiền bạc nào có thể thay thế.

Mới đây, diễn viên gạo cội Joanna Lumley, 68 tuổi, phát biểu: “Những giá trị phương Tây đã sai lầm trong việc nhìn nhận giá trị của người lớn tuổi. Ở phương Đông, càng sống lâu, người già càng được tôn trọng và luôn được hỏi ý kiến. Ở phương Tây, đến một độ tuổi nào đó, họ như bị vứt vào bãi rác”.

Giáo sư người Úc Paul Komesaroff cũng nêu quan điểm trong việc nâng cao giá trị của người lớn tuổi, dù điều này có thể phức tạp và cần sự hỗ trợ của chính phủ. Trước hết, hãy thay đổi cách nhìn nhận người già như gánh nặng của xã hội, thay vào đó là tôn vinh những giá trị họ đã đóng góp trong quá khứ và hiện tại.

Sự sáng suốt và khôn ngoan chỉ có được ở những người đã sống và từng trải qua nhiều kinh nghiệm. Thêm vào đó, chúng ta phải hỗ trợ họ hòa nhập vào cuộc sống xã hội, nâng cao các giá trị truyền thống gia đình.

Cuối cùng, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người già cũng không được bỏ qua, họ cần được quan tâm chăm sóc với những cuộc nói chuyện cởi mở và thẳng thắn về nỗi lo sợ về cái chết, mất người thân và lẻ loi. Những cuộc nói chuyện này cần được thực hiện với sự tôn trọng và quan tâm. Như vậy, chúng ta mới loại bỏ được tâm lý sợ già trong mỗi người.

PHAN QUỲNH DAO
(Theo Telegraph, Sydney Morning Herald)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI