Sắc thái của tuổi trẻ qua lăng kính tuổi già

05/01/2016 - 11:06

PNO - Bộ phim tên Youth - Tuổi trẻ, nhưng hai nhân vật chính lại già. Nhìn ngắm quá khứ qua lăng kính tuổi xế chiều...

Tại liên hoan phim châu Âu tháng 12/2015, Youth được xướng tên là phim hay nhất. Bộ phim cũng thống trị các giải thưởng khác, bao gồm Đạo diễn xuất sắc nhất cho Paolo Sorrentino, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho Michael Caine. Trước đó, Youth được đề cử Cành cọ vàng tại LHP Cannes và hiện là ứng viên sáng giá của Oscar sắp tới.

Gắn tên với đạo diễn - biên kịch Paolo Sorrentino nên Youth được nhiều người hâm mộ điện ảnh quan tâm và kỳ vọng. Mới năm ngoái, với The Great Beauty (Vẻ đẹp vĩ đại), Paolo Sorrentino mang tượng vàng Oscar về cho nước Ý ở hạng mục Phim nước ngoài xuất sắc nhất.

Những bộ phim trước đó của ông như This Must Be the Place (Hẳn là nơi ấy), Il Divo (Vị thủ tướng) từng đạt nhiều thành tựu. Nhưng với nhiều khán giả, Youth mới chính là “vẻ đẹp vĩ đại nhất” trong sự nghiệp của Paolo Sorrentino.

Sac thai cua tuoi tre qua lang kinh tuoi gia
Micheal Caine và Harvey Keitel trong Youth - bộ phim do Ý, Pháp, Thụy Sĩ và Anh hợp tác sản xuất

Thế giới tinh thần của những con người thuộc tầng lớp thượng lưu là chủ đề xuyên suốt trong sự nghiệp điện ảnh của vị đạo diễn sinh năm 1970. Nhân vật chính trong Youth có độ tuổi cách xa thế hệ của Paolo Sorrentino. Đó là vị nhạc trưởng đã nghỉ hưu Fred Ballinger (Michael Caine) và vị đạo diễn của những bộ phim tầm cỡ Mick Boyle (Harvey Keitel).

Khác Fred, Mick vẫn còn theo đuổi những dự án phim. Hai người bạn ở tuổi thất thập cùng trải qua kỳ nghỉ “dối già” ở một khu du lịch sang trọng nằm bên dãy núi Alps. Cùng đi với Fred còn có Lena (Rachel Weisz) - cô con gái, cũng là trợ lý của ông.

Trong quãng thời gian này, hai người bạn già đối mặt với nhiều cú “va chạm” về tinh thần, đối diện với quá khứ và hiện tại của chính họ. Hiện tại, họ đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong sự nghiệp, có tiền tài và danh vọng.

Vậy những người như họ nhìn nhận thế nào về mình và những sắc thái khác nhau của tuổi trẻ đã qua? Những ngày sống trong khu khách sạn vô tình trở thành khoảng thời gian đặc biệt, họ có dịp độc thoại với mình, đối thoại với những người chung quanh và hội thoại với nhau. Người xem đượ c kí ch thí ch nghĩ suy về cuộc đời, tuổi tác, những vấn đề đạo lý và các mối quan hệ.

Nếu như The Great Beauty thiên về lý tính thì Youth hòa quyện cả lý tính và cảm xúc. Phim không có cốt truyện hay tình tiết trật tự, lớp lang rõ ràng, liền mạch mà chủ yếu vẽ lên nhiều bức chân dung khác nhau của các nhân vật.

Lời thoại là chìa khóa đầu tiên để tiếp cận bộ phim và thể hiện nhãn quan, tư duy của từng cá nhân. Phim cũng thiếu vắng những tình huống kịch tính, dù không khó xem. Thế giới nội tâm và sự suy tư trong mỗi người, dù già hay trẻ chủ yếu diễn ra qua hồi tưởng. Người già thường chiêm nghiệm quá khứ, còn người trẻ thì hướng tới tương lai.

Nếu như cựu nhạc trưởng Fred đã tạm quên đi sự nghiệp lẫy lừng đã qua, chỉ còn day dứt về trách nhiệm làm cha, làm chồng của mình trong gia đình, luôn thấy có lỗi với vợ và nay muốn bù đắp cho con; thì đạo diễn Mick vẫn nuối tiếc những năm đỉnh cao đã qua. Từ sâu bên trong, hai người đàn ông này đều ấp ủ khát khao vượt qua chính mình trong quá khứ.

Có điều, họ loay hoay và phân vân, trong nỗi sợ tuổi già. Những gì xanh tươi mơn mởn, những gì là nhựa sống của tuổi trẻ đang phô diễn, tràn trề trước mắt có phải dấu hiệu cho rằng họ nên đứng bên rìa? Khi đối diện khắc khoải quá khứ và dồn nén hiện tại cũng có nghĩa là những người như Fred hay Mick có thể nhận diện rõ hơn bản thân mình.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI